Tổ chức nhà nước và quan hệ xã hội ở Ai Cập thời Cổ vương quốc

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Nhà nước Ai Cập cổ đại đã được hình thành từ thời Tảo kỳ vương quốc trong quá trình thống nhất hai miền Thượng và Hạ thành một quốc gia Ai Cập thống nhất. Mặc dù ngay từ thời đó, nhà nước Ai Cập đã mang tính chất tập trung chuyên chế, nhưng bộ máy mới được thiết lập, chưa được hoàn chỉnh và củng cố.

Đến thời Cổ vương quốc, chính quyền trung ương tập quyền được củng cố, quân đội được tăng cường để đáp ứng nhu cầu của các cuộc chiến tranh xâm lược nước ngoài và đàn áp, bóc lột nhân dân ở trong nước. Nhờ thế, bộ máy nhà nước đã dần được hoàn chỉnh và phát huy quyền lực của nó.

Tầng lớp thống trị

Pharaông đứng đầu nhà nước và có quyền tối cao

Đứng đầu bỏ máy nhà nước đó là Pharaông – “Ngài ngự trong cung điện”. Pharaông có quyền sở hữu lối cao toàn bộ đất đai trong cả nước và dùng ruộng đất đó cùng với của cải và nô lệ để ban tặng cho bà con thân thích, cho quan lại và tăng lữ cấp cao. Pharaông được coi như một vị thần sống. Mọi mệnh lệnh của vua đều trở thành pháp luật. Bằng nhiều biện pháp, vua quản lí chặt chẽ hệ thống quan lại ở trung ương và địa phương. Vua có quyền bãi nhiệm, bãi miễn hoặc trừng phạt bất cứ người nào. Ngoài chức năng cai trị thần dân, Pharaông còn kiêm chức năng thẩm phán tối cao, thống lĩnh quân đội và đứng đầu tăng lữ.

Pharaông còn được coi là con của thần Ra – thần Mặt trời. Sau khi vua chết, xác ướp được giữ lại trong các lăng mộ, tức là trong lòng các ngọn Kim tự tháp hùng vĩ. Dưới chân tường Kim tự tháp, người ta tạc tượng Xphanh (Sphinx – nhân sư) khổng Iồ lừ một khối đá nguyên cao tới 20m, đầu người, mình sư tử, tượng trưng cho Pharaông có sức mạnh của sư tử và trí thông minh của con người.

Các quan lại và quý tộc

Dưới vua và để giúp việc cho vua là cả một hệ thống quan lại từ trung ương tới địa phương do một Vidia (Vizir) như Tể tướng điều hành công việc hành chính. Vidia nắm giữ hầu hết các chức năng quan trọng của nhà nước như tư pháp, thu thuế, xây dựng các công trình công cộng và thủy lợi.

Dưới Vidia là một hộ máy quan liêu cồng kềnh gồm các quan lại cao cấp và đông đảo các thư lại gọi là Scơribơ (Scribes) là tầng lớp người có học vấn thời bấy giờ. Đơn vị hành chính quan trọng nhất là các “nôm” hay châu do các nômmacơ tức là các chúa châu cai quản. Chúa châu cũng là tăng lữ, thẩm phán và người chỉ huy quân sự cao nhất của địa phương. Cuối cùng, ở các công xã nông thôn cũng có người trưởng thôn cai quản.

Hệ thống chính quyền nhiều cấp, cồng kềnh và quan liêu này đã tạo nên một tầng lớp quý tộc quan lại hết sức đông đảo.

Tăng lữ

Cùng với quý lộc quan lại, tầng lớp quý tộc tăng lữ cũng có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Tầng lớp tăng lữ là chỗ dựa về mặt tinh thần của quý tộc quan lại: chúng tìm mọi cách thần thánh hóa nhà vua và chính quyền nhà nước. Vì thế tăng lữ cũng có quyền hành rất lớn và được hưởng nhiều quyền lợi đặc biệt.

Tầng lớp bị trị

Nông dân công xã

Đại bộ phận cư dân Ai Cập lúc đó là nông dân công xã. Nghề chính của họ là làm ruộng và chăn nuôi gia súc. Họ được tự do sản xuất và phải nộp tô thuế cho nhà nước thông qua các công xã. Ngoài ra, họ còn phải chịu nghĩa vụ lao dịch để xây dựng các công trình thủy nông và các công trình kiến trúc như đền miếu, lăng mộ.

Thời Cổ vương quốc, nhà nước thường lệnh cho các địa phương thống kê ruộng đất, số người, súc vật… trong cả nước sau một kì hạn nhất định, có lẽ là để đánh thuế và bắt phu.

Nộ lệ

Tầng lớp đông đảo thứ hai sau nông dân công xã là nô lệ. Người Ai Cập cổ đại gọi nô lệ là Jets có nghĩa là con vật. Phần đông những nô lệ này là tù binh bắt được trong chiến tranh. Nô lệ được coi là một phần tài sản của nhà vua và của các gia đình quý tộc. Họ chủ yếu sinh sống, lao động và phục vụ trong các cung điện và các gia đình quý tộc, giàu có. Tuy nhiên, trên tường đá của các cung điện hay lăng mộ, người ta cũng thấy những bức phù điêu miêu tả cảnh nô lệ cày cuốc, trồng trọt, gặt hái, hoặc làm các nghề thủ công khác nhau. Cảnh nô lệ bị hành hạ, đánh đập và cả cảnh mua bán nô lệ nữa.

Tầng lớp trung gian

Ngoài ra, trong xã hội Ai Cập còn có tầng lớp thợ thủ công, thương nhân với số lượng không nhiều. Họ là tầng lớp trung gian, nên thân phận và địa vị của họ cũng không có gì nổi bật.

Kết luận

Như vậy, trong xã hội Ai Cập thời Cổ vương quốc, kết cấu giai cấp đã khá hoàn chỉnh. Giai cấp thống trị tìm mọi cách để bóc lột được nhiều nhất sức người, sức của của nhân dân lao động, phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược và cho nhu cầu hết sức tốn kém của chúng.

Mâu thuẫn giai cấp ngày một gay gắt. Có thể nô lệ và dân nghèo đã vùng dậy khởi nghĩa trong đó có cuộc nổi dậy vào thời kì cuối vương triều IV mà Điođor đã kể lại trong tác phẩm của mình.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Sự xuất hiện xã hội có giai cấp ở Ai Cập

Sự xuất hiện xã hội có giai cấp ở Ai Cập

Những di tích văn hóa vật chất của thời kì Cổ vương quốc có thể giúp chúng ta hiểu một cách khái quát quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước ở Ai Cập vào đầu thiên kỉ IV TCN. Lúc này, cư dân ở lưu vực sông Nin đã sống […]

Sơ lược các Vương triều thời Cổ vương quốc Ai Cập

Sơ lược các Vương triều thời Cổ vương quốc Ai Cập

Thời Cổ vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại, bao gồm các vương triều từ thứ III đến thứ VI (khoảng 2900 – 2300 năm TCN) là thời kì hình thành và củng cố nhà nước trung ương tập quyền. Đây cũng là thời kì phát triển thịnh đạt đầu tiên về các […]

Sự phát triển của nền kinh tế Ai Cập thời Cổ vương quốc

Sự phát triển của nền kinh tế Ai Cập thời Cổ vương quốc

Sự thống nhất Ai Cập thành một quốc gia rộng lớn là điều kiện hết sức thuận lợi cho nền kinh tế đất nước phát triển. Điều đó được biểu hiện trước hết trong công tác thủy lợi. Thủy lợi được chú trọng Ngay từ thời Mênét, người Ai Cập đã tiến hành xây dựng các […]

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thống nhất

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thống nhất

Sau gần 600 năm phát triển hưng thịnh, nhà nước Ai Cập thống nhất bắt đầu suy yếu dần từ vương triều VI trở đi. Sự phát triển hưng thịnh đó dựa trên sức mạnh của một chính quyền chuyên chế quân sự. Những cuộc chiến tranh liên miên của các vương triều đi xâm […]

Sự phát triển của các ngành kinh tế thời Trung vương quốc Ai Cập

Sự phát triển của các ngành kinh tế thời Trung vương quốc Ai Cập

Sự thống nhất lại Ai Cập dưới vương triều XI – XII là một nhân tố hết sức quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế ở trong nước. Ngành kinh tế chính của Ai Cập là nông nghiệp, sự phát triển của nó phần lớn phụ thuộc vào việc chính […]

Quan hệ xã hội và đấu tranh giai cấp ở thời Trung vương quốc

Quan hệ xã hội và đấu tranh giai cấp ở thời Trung vương quốc

Ở thời Trung vương quốc, xã hội Ai Cập càng phân hóa mạnh mẽ. Do sự phát triển của sản xuất ở trong nước và do chiến lợi phẩm của các cuộc chiến tranh xâm lược ngày càng nhiều nên của cải và số lượng nô lệ chiến tranh ngày càng tăng Iên. Vì thế, […]

Sự phát triển của sức sản xuất thời Tân vương quốc

Sự phát triển của sức sản xuất thời Tân vương quốc

Vẫn như trước đây, nền kinh tế Ai Cập thời Tân vương quốc dựa chủ yếu trên sự phát triển của ngành nông nghiệp tưới tiêu. Nhưng đến thời kì này, ngành nông nghiệp đã có bước phát triển mới. Bước tiến đó thể hiện trước hết trong kĩ thuật canh tác. Công cụ bằng […]

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thời Hậu kì vương quốc

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thời Hậu kì vương quốc

Từ vương triều thứ XXI trở đi là thời Hậu kì vương quốc trong lịch sử Ai Cập. Đó là thời kì khủng hoảng, suy vong của nhà nước Ai Cập cổ đại, là thời kì phân liệt và loạn lạc trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Vào giữa thế kỉ X TCN, một […]

Văn tự Ai Cập cổ đại: Chữ tượng hình

Văn tự Ai Cập cổ đại: Chữ tượng hình

Cũng như các loại chữ viết cổ của người Sume, người Ấn Độ hay người Trung Quốc, văn tự cổ của người Ai Cập được hình thành từ những hình vẽ và các kiểu hoa văn có từ thời nguyên thủy. Về hình dạng, chữ Ai Cập lúc đầu rất giống với hình các sự […]

Văn học và nghệ thuật Ai Cập thời cổ đại

Văn học và nghệ thuật Ai Cập thời cổ đại

Văn học Ai Cập bắt nguồn từ các sáng tác dân gian, phát triển từ rất sớm, ngay từ giai đoạn đầu thời Cổ vương quốc. Đến thời Trung vương quốc, văn học phát triển mạnh và thời kì này được gọi là thời hoàng kim “cổ điển” của văn học Ai Cập. Về thể […]

Tôn giáo và triết học Ai Cập thời cổ đại

Tôn giáo và triết học Ai Cập thời cổ đại

Để nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng của người Ai Cập thời cổ đại, các sử gia hiện nay có trong tay nguồn tài liệu hết sức phong phú bao gồm các bản cổ văn, các di tích kiến trúc đền thờ, miếu mạo và cả những tranh tượng nghệ thuật nữa. Qua các […]

Sự tích lũy các tri thức khoa học thời Ai cập cổ đại

Sự tích lũy các tri thức khoa học thời Ai cập cổ đại

Do nhu cầu của đời sống kinh tế và xã hội, ở Ai Cập thời cổ đại đã xuất hiện những mầm mống của khoa học. Trong các bảng cổ văn, người ta thấy đã có từ “tri thức” và “người hiểu biết” để phân biệt với những người còn lại. Thiên văn Một trong […]

Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm