Tân Đế: Vương Mãng

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Tân Đế Vương MãngTân Đế Vương Mãng là cháu của Vương hoàng hậu của Hán Nguyên Đế Lưu Thích, tuổi Tý, tính tình nham hiểm độc ác, có tài thao lược. Sau khi giết Hán Bình Đế Lưu Diễn thì đoạt vị. Tại vị 16 năm. Bị quân khởi nghĩa giết chết, thọ 69 tuổi. Không rõ nơi an táng.

Năm sinh, năm mất: 45 TCN – 23

Trước khi lên ngôi

Lai lịch của Vương Mãng

Sau khi Hán Thành Đế kế vị, Vương Chính Quân được phong làm thái hậu. Sau mười mấy năm bị giam cầm trong lãnh cung, bà ta đã nếm trải mọi đau khổ vì không có quyền lực nên đã nhân cơ hội này lôi kéo họ hàng vào trong triều. Thành Đế bị chị em Triệu Phi Yến làm cho mê muội, giao mọi việc triều chính cho mấy người cậu. Vương Phong làm Đại tư mã kiêm Thượng thư lệnh, quyền hành ngang với Thừa tướng. Họ hàng của Vương thái hậu khống chế mọi việc trong triều đình.

Em trai của Vương Chính Quân là Vương Mạn mất sớm, gia cảnh túng thiếu. Thái hậu liền lệnh cho người nhà Vương Mạn chuyển vào sống trong cung. Vương Mạn chính là cha của Vương Mãng. Việc làm này của Vương thái hậu là cơ hội đầu tiên cho Vương Mãng đoạt vị nhà Hán.

Thăng quan tiến chức

Vương Mãng cũng giống như những kẻ đại gian đại ác khác, trước khi chưa đạt được mục đích của mình thì luôn tỏ ra tử tế để chiếm được lòng tin của mọi người. Sau khi vào cung, Vương Mãng luôn tỏ ra lễ độ, hiếu kinh, chăm chỉ, hiếu học. Khi Vương Phượng ốm, Vương Mãng ngày đêm hầu cận chăm sóc rất chu đáo, suốt tháng không thay quần áo, đầu tóc rối bù. Trước khi qua đời, Vương Phượng tiến cử Vương Mãng với Thành Đế, khuyên Thành Đế nên trọng dụng. Vương Mãng tỏ ra hiếu kính với Vương Phượng chính là vì mục đích này.

Từ đó, Vương Mãng bất đầu thăng quan tiến chức, từ Hoàng môn thị lang, Xạ thanh hiệu úy, Tân Đô Hầu, Kỵ đô úy, đến Quang Lộc đại phu, thị trung,… quyền lực ngày càng cao.

Vương Mãng tuy có quyền chức nhưng vẫn tỏ ra khiêm nhường, giúp đỡ các môn khách, thu nhận các danh sĩ làm môn hạ, giao thiệp rộng với giới quý tộc, mở rộng bè phái. Vài năm sau, danh tiếng Vương Mãng ngày càng cao. Cuối cùng, trở thành Đại tư mã nắm việc triều chính.

Lập bè phái, thu tóm quyền lực

Sau khi Hán Ai Đế kế vị, Vương Mãng dựa vào bè đảng trong triều và sự hậu thuẫn của Vương thái hậu, không coi Ai Đế ra gì, nên bị thua một vố đau. Vương Mãng ra mặt ngăn cản Ai Đế phong bà nội làm thái hoàng thái hậu vì lo sợ Ai Đế lợi dụng ngoại thích để lập thành bè cánh. Ai Đế tức giận, đuổi Vương Mãng ra khỏi triều đình.

Vương Mãng trở về đất phong nhưng vẫn không từ bỏ dã tâm, tiếp tục kéo bè cánh, thu phục lòng dân, quan sát mọi động thái của triều đình để chờ thời cơ. Con trai ông ta là Vương Hoạch ngộ sát một nữ tỳ. Vương Mãng liền nắm lấy thời cơ này, ép con trai mình phải tự sát để đền mạng cho nữ tỳ đó. Việc này được bè cánh của Vương Mãnh cực lực tán dương làm kinh động đến triều đình. Mọi người đều ca tụng Vương Mãng là người nhân nghĩa. Rất nhiều người dâng sớ lên Ai Đế, xin để ông ta trở lại triều đình. Vừa may, lúc đó Vương thái hậu ngã bệnh. Vương Mãng lấy danh nghĩa về kinh chăm sóc cô ruột.

Không lâu sau, Ai Đế qua đời. Vương thái hậu muốn Vương Mãng chủ trì tang sự cho Ai Đế, nhân cơ hội này tranh chức Đại tư mã của Đổng Hiền, nắm giữ triều chính.

Khi Bình Đế Lưu Diễn lên ngôi, mọi quyền hành trong triều đều nằm trong tay Vương Mãng, ông ta phong hầu cho tông thất họ Lưu, các công thần và đại thần trong triều, khiến cho bọn họ cảm kích ân đức của ông ta mà đi theo. Vương Mãng còn bày mưu cho con gái làm hoàng hậu của Lưu Diễn. Bình Đế nghe theo chỉ thị của Vương thái hậu, ban thưởng cho Vương Mãng gần 3 vạn khoảnh ruộng tốt nhưng Vương Mãng từ chối. Việc này khiến cho danh tiếng của ông ta ngày càng lừng lẫy.

Năm 5, Vương Mãng nhận thấy thời cơ đoạt vị đã tới, bèn hạ độc giết chết Bình Đế, lập Lưu Anh làm hoàng đế, tự phong làm “Nhiếp hoàng đế”. Năm 8, ông ta phế truất Nhụ Tử Lưu Anh, tự xưng làm hoàng đế, đổi quốc hiệu là “Tân“.

Sau khi lên ngôi

Xây dựng nền chính trị mới

Sau khi xưng đế, Vương Mãng muốn xây dựng một nền chính trị mới. Ông cho rằng muốn thiên hạ thái bình thì phải thực hành “Chu lễ” nên dựa theo “Chu lễ”, thiết lập nên một nền chính trị mới.

Nội dung của chính sách mới bao gồm mọi phương diện của chính thể, chủ yếu là “Vương điền lệnh” và “Tư thuộc lệnh”.

  • Vương điền lệnh: mô phỏng hình thức của chế độ tỉnh điền thời Chu, quy ruộng đất trên cả nước thành tài sản của triều đình, cấm không được mua bán ruộng đất, ruộng đất được chia theo đầu người.
  • Tư thuộc lệnh: là coi tất cả các nữ tỳ là “tư thuộc” (của riêng), hạn định số lượng, cấm mua bán.

Ai phạm phải hai điều lệnh trên sẽ bị phạt nặng. Hai chính sách trên nghe qua thì có vẻ công bằng, có phần giống với chính sách ngày nay nhưng đó đều là tàn dư của chế độ công hữu thời nguyên thủy. Ngay từ cuối thời nhà Hạ, người xưa đã xóa bỏ chế độ này. Hơn nữa, những chế độ này đều ảnh hưởng đến lợi ích căn bản của quan lại và đại địa chủ.

Nhà Tân dần dần sụp đổ

Chính sách mới được thực thi không bao lâu, Vương Mãng đã bị vô số người phản đối, đảng phái của ông ta cũng dần tan rã. Dân chúng cũng chẳng được lợi ích gì mà còn cực khổ hơn. Bởi tất cả quan lại các cấp đều không thực thi chính sách này mà ra sức vơ vét, nhét đầy túi tham. Hơn nữa, thiên tai liên tiếp mấy năm, quân Hung Nô xâm phạm biên cương, dân chúng ngày càng khốn khổ, buộc phải đứng lên khởi nghĩa.

Tân chính dần dần sụp đổ, nội bộ triều đình cũng hỗn loạn. Tất cả đều nhận ra bản chất gian ác của Vương Mãng. Người thì bỏ đi, kẻ thì phản bội, còn có kẻ muốn đoạt vị. Vương Mãng tức giận, giết chết vô số người, đến cả mấy người cháu của ông ta cũng bị giết chết.

Có người nói rằng: muốn thái bình thì phải lập “dân mẫu”. Hoàng Đế ngày xưa lấy 120 phi tần mà biến thành thần tiên, khuyên Vương Mãng học theo. Vương Mãng lập tức tin theo, phái người đi khắp nơi tuyển chọn gái đẹp.

Có người nói rằng: thiên hạ đại loạn là do trời trừng phạt, phải kêu khóc cầu cứu trời giúp đỡ. Vương Mãng đích thân dẫn các quan lại và các thái học sĩ trong kinh thành đến Nam Giao tế trời. Và hạ chiếu nói rằng: ai có thể khóc lóc thảm thiết, và đọc thuộc văn tế trời của ông ta thì được ban làm quan lang. Mấy ngày sau, có đến hàng ngàn người được ban làm quan lang.

Năm 23, quân Lục Lâm và quân Vương Mãng quyết chiến ở Côn Dương (ngày nay là huyện Diệp tỉnh Hà Nam). Quân Vương Mãng đại bại. Mấy hôm sau, quân Lục Lâm tiến vào Trường An, thiêu cháy cung Vị Ương, Vương Mãng bị loạn quân giết chết. Vương Mãng chết, triều Tân cũng chấm dứt từ đó.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Canh Thủy Đế: Lưu Huyền

Canh Thủy Đế: Lưu Huyền

Canh Thủy Đế tên là Lưu Huyền, người Nam Dương (phía tây nam huyện Tảo Dương tỉnh Hồ Bắc ngày nay), anh họ của Lưu Tú, thuộc chi xa của hoàng tộc nhà Tây Hán. Tính tình nhu nhược, hèn nhát, lại ghen ghét, đố kỵ người hiền tài. Sau khi diệt trừ Vương Mãng, […]

Kiến Thế Đế: Lưu Bồn Tử

Kiến Thế Đế: Lưu Bồn Tử

Kiến Thế Đế tên là Lưu Bồn Tử, tuổi Ngọ. Tính cách tầm thường, không có tài năng gì. Là dòng dõi tông thất nhà Hán. Sau khi Vương Mãng bị lật đổ, ông được quân Xích Mi lập làm Hoàng Đế, tại vị 3 năm, sau đó đầu hàng Lưu Tú. Không rõ năm […]

Hán Quang Võ Đế: Lưu Tú

Hán Quang Võ Đế: Lưu Tú

Hán Quang Võ Đế tên là Lưu Tú, tự là Văn Thúc, cháu 9 đời của Lưu Bang, là vị hoàng đế lập ra nhà Đông Hán, tuổi Mão. Tính tình ôn hòa, nho nhã, có tài thao lược. Sau khi lật đổ Vương Mãng, Lưu Huyền thì xưng đế. Tại vị 33 năm, ốm […]

Hán Minh Đế: Lưu Trang

Hán Minh Đế: Lưu Trang

Hán Minh Đế tên là Lưu Trang, con trai thứ tư của Hán Quang Võ Đế, tuổi Sửu. Tính tình kín đáo, cương nghị, cơ mưu, nghiêm khắc. Sau khi Quang Võ Đế mất thì kế vị, tại vị 18 năm, sau mắc bệnh mà chết, thọ 47 tuổi. Năm sinh, năm mất: 29-75. Nơi […]

Hán Chương Đế: Lưu Đát

Hán Chương Đế: Lưu Đát

Hán Chương Đế tên là Lưu Đát, là con trai thứ 5 của Hán Minh Đế, tuổi Thìn. Tính tình nhân hậu khoan dung, nho nhã hiếu học. Kế vị sau khi Minh Đế qua đời, tại vị 13 năm, ốm chết, thọ 33 tuổi. Năm sinh, năm mất: 56 – 88. Nơi an táng: […]

Hán Thương Đế: Lưu Long

Hán Thương Đế: Lưu Long

Hán Thương Đế tên là Lưu Long, con trai út của Hán Hòa Đế, tuổi Tỵ. Được kế vị khi mới 100 ngày tuổi, 8 tháng sau chết yểu. Thụy hiệu là Hiếu Thương hoàng đế. Năm sinh, năm mất: 105 – 106. Nơi an táng: Khang Lăng. Lưu Long là con trai út của […]

Hán An Đế: Lưu Hỗ

Hán An Đế: Lưu Hỗ

Hán An Đế tên là Lưu Hỗ là con trai của Thanh Hà Vương Lưu Khánh – con trai Hán Chương Đế, là cháu của Hòa Đế, tuổi Ngọ. Tư cách tầm thường, là người hồ đồ. Sau khi Hán Thương Đế chết yểu được kế vị, tại vị 20 năm, ốm chết, thọ 32 […]

Hán Thuận Đế: Lưu Bảo

Hán Thuận Đế: Lưu Bảo

Hán Thuận Đế tên là Lưu Bảo, con trai của Hán An Đế, tuổi Mão. Tính hay phiền muộn, không có tài năng gì. Kế vị sau khi Hán An Đế qua đời, tại vị 19 năm, ốm chết, thọ 30 tuổi. Năm sinh, năm mất: 115-144. Nơi an táng: Hiến Lăng. Thụy hiệu là […]

Hán Xung Đế: Lưu Bỉnh

Hán Xung Đế: Lưu Bỉnh

Hán Xung Đế tên là Lưu Bỉnh, con của Hán Thuận Đế, tuổi Mùi. Kế vị sau khi Thuận Đế qua đời, tại vị 5 tháng, mắc bệnh chết, thọ 3 tuổi. Năm sinh, năm mất: 143 – 145. Nơi an táng: không rõ. Thụy hiệu là Hiếu Xung hoàng đế. Lưu Bỉnh cũng lại […]

Hán Chất Đế: Lưu Toản

Hán Chất Đế: Lưu Toản

Hán Chất Đế tên là Lưu Toản, tuổi Dần, lá chắt của Hán Chương Đế, con trai của Bột Hải Hiếu Vương Lưu Hồng. Kế vị sau khi Hán Xung Đế mất, tại vị 1 năm rưỡi, bị đầu độc chết, thọ 9 tuổi. Năm sinh, năm mất: 138 -146. Nơi an táng: không rõ […]

Hán Hòa Đế: Lưu Triệu

Hán Hòa Đế: Lưu Triệu

Hán Hòa Đế tên là Lưu Triệu, là con trai thứ tư của Hán Chương Đế, tuổi Mão. Tính tình mạnh mẽ, cương nghị, có chủ kiến, ông kế vị sau khi Chương Đế băng hà, tại vị 18 năm, thọ 27 tuổi. Năm sinh, năm mất: 79- 105. Nơi an táng: Thận Lăng (phía […]

Lã Hậu: Lã Trĩ – Vị hoàng hậu đầu tiên của Trung Quốc

Lã Hậu: Lã Trĩ – Vị hoàng hậu đầu tiên của Trung Quốc

Lã Hậu (hoặc Lữ Hậu) tên thật là Lã Trĩ, là hoàng hậu của Hán Cao Tổ, nắm quyền chấp chính sau khi Hán Cao Tổ chết, trị vị 16 năm. Bị bệnh chết, thọ 62 tuổi. Mai táng ở vườn phía Tây cạnh Trường Lăng (Lăng của Cao Tổ) (nay cách 35 km về […]

Xương Ấp Vương: Lưu Hạ

Xương Ấp Vương: Lưu Hạ

Xương Ấp Vương tên thật là Lưu Hạ. Là cháu của Hán Vũ Đế, em họ của Hán Chiêu Đế. Chiêu Đế chết, không có con ông ta lên kế vị. Trị vì được 27 ngày, vì hoang dâm vô độ nên bị Hoắc Quang phế truất. Còn về sau ra sao thì không rõ. […]

Thái hậu Đặng: Đặng Tuy

Thái hậu Đặng: Đặng Tuy

Thái hậu Đặng, tên bà ta là Đặng Tuy. Bà là vợ của Hán Hòa Đế, bà ta chấp chính 16 năm sau khi Hòa Đế chết. Bà ta bị bệnh chết, thọ 41 tuổi. Mai táng ở cạnh Thận Lăng (cạnh mộ của Hòa Đế). Năm sinh, năm mất: 81 – 121 Đặng Tuy […]

Hán Thiếu Đế: Lưu Ý

Hán Thiếu Đế: Lưu Ý

Hán Thiếu Đế tên thật là Lưu Ý. Ông ta là cháu của Hán Chương Đế, lên kế vị sau khi Hán An Đế chết. Trị vì chưa được 1 năm thì bị bệnh chết. Mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? CN – 125 Lưu Ý là con trai của […]

Hán Hoàn Đế: Lưu Chí

Hán Hoàn Đế: Lưu Chí

Hán Hoàn Đế tên thật là Lưu Chí. Ông là cháu của Hán Chương Đế. Sau khi Hán Chất Đế chết Lương Kí lập Lưu Chí làm hoàng đế. Ông trị vì 21 năm, bị bệnh chết, thọ 36 tuổi. Mai táng ở Tuyên Lăng (nay thuộc phía Đông Nam thành phố Lạc Dương tỉnh […]

Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm
Tết hàn thực

19 tháng 4 năm 2026

Xem thêm
Lễ phật đản

31 tháng 5 năm 2026

Xem thêm
Tết đoan ngọ

19 tháng 6 năm 2026

Xem thêm