Sự xuất hiện xã hội có giai cấp ở Ai Cập

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Những di tích văn hóa vật chất của thời kì Cổ vương quốc có thể giúp chúng ta hiểu một cách khái quát quá trình hình thành xã hội có giai cấpnhà nướcAi Cập vào đầu thiên kỉ IV TCN. Lúc này, cư dân ở lưu vực sông Nin đã sống theo từng công xã nhỏ: cùng với nghề chăn nuôi, sân bắn và đánh cá, ngành nông nghiệp ngày càng chiếm địa vị quan trọng. Tuy nhiên, trình độ canh tác còn rất lạc hậu. Công cụ chủ yếu là những chiếc cuốc bằng đá. Đến cuối thời kì này, người Ai Cập mới biết đến đồng và chì, còn vàng và bạc thì đã được họ sử dụng làm đồ trang sức từ khá sớm.

Nhưng nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi ở lưu vực sông Nin, nên mặc dù trình độ sản xuất còn lạc hậu, ngành nông nghiệp đã phát triển nhanh chóng, tạo ra sản phẩm thừa thường xuyên trong xã hội. Mặt khác, việc trị thủy sông Nin cũng đòi hỏi các công xã phải liên kết với nhau. Các liên minh công xã như thế ở Ai Cập gọi là các “Nôm“. Mỗi Nôm có một nômmaccơ đứng đầu.

Do yêu cầu thống nhất quản lí công tác thủy lợi trên phạm vi ngày càng rộng lớn, do những cuộc tranh chấp đất đai và thôn tính lẫn nhau, dần dần, vào giữa Thiên niên kỉ IV TCN:

  • Các Nôm miền Bắc được thống nhất lại thành Vương quốc Hạ Ai Cập với trung lâm ở Bokđốt (Đamanhur),
  • Các Nôm miền Nam được thống nhất thành Vương quốc Thượng Ai Cập với trung tâm ở Nebut (Ombos).

Có Iẽ trong một thời gian dài, hai vương quốc này đã luôn luôn gây hấn với nhau. Người ta đã tìm thấy một phiến đá miêu tả vua Narmer đang chỉ tay Iên đầu kẻ thù và bên cạnh đó là dòng chữ: “Vua đã bắt từ đất nước ‘Hồ Garpuna’ 6 nghìn tù binh”.

Cuối cùng, bằng con đường chiến tranh thôn tính, Mina đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập thành Vương quốc Ai Cập thống nhất. Mina, các sử gia Hy Lạp thường gọi là Menes, xuất thân từ vùng Tina thuộc miền Nam Ai Cập. Hêrôđốt nói rằng Mina có công xây dựng kinh đô Memphít, có tường thành bao quanh mà ông gọi là “bức tường trắng”: trong thành Mina còn xây đền thờ thần địa phương.

Trong một khu hâm mộ ở gần “Bức tường trắng”, nhà khảo cổ học V.B. Emêri đã tìm thấy 5 cái giỏ đan trong đó có chứa tới 86 con dao, 35 dao nhỏ, 47 lưỡi cuốc, 262 mũi kim và 75 mảnh đồng. Một tài liệu cổ cũng cho biết dưới thời Pharaông Haxêhêmui (thuộc Vương triều II) người ta đúc tượng vua “Haxêhêmui cao lớn” bằng đồng.

Trong các mộ táng ở vùng Nêgađa có nhiều đồ trang sức bằng vàng khác tên Mina. Rất có thể đây chính là khu hâm mộ của Mina. Điều chắc chắn là Mina được coi là người đầu tiên có công thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập thành một quốc gia Ai Cập thống nhất và là người đặt nền móng xây dựng thành Memphít.

Các văn tự tượng hình thời kì Cổ vương quốc, bảng phổ hệ các vương triều của Manêtôn, sau đó là các tác giả Hy Lạp cổ đại có nhắc tới tên một số Pharaông thuộc hai vương triều đầu tiên trong lịch sử Ai Cập. Sự tồn tại của hai vương triều này càng được khẳng định qua các tài liệu khảo cổ học.

Ở vùng Nêgađa và Abiđôxa thuộc miền Nam Ai Cập và ở Xackara thuộc miền Bắc, người ta đã tìm thấy những khu mộ táng rộng lớn của các Pharaông với một khối lượng lớn các hiện vật và các tài liệu văn tự cổ, trong đó có nhắc tới lên các ông vua đầu tiên này.

Manêtôn cũng có nói tới một số đời vua kế nghiệp sau Mina, nhưng hết sức khái lược và nhiều khi thiên về những cá tính hơn là các hoạt động chính trị.

Người đầu tiên trong số các ông vua kế nghiệp Mina là Atôtis – con trai Mina, rất say mê trong nghệ thuật chữa bệnh và thậm chí còn viết cả một cuốn sách về giải phẫu.

Ông vua đầu tiên của Vương triều II là Bocto: trong thời ông trị vì, người ta đã tiến hành mở mang vùng đất ở Bubaxtit.

Cũng theo Manêtôn các Pharaông thuộc Vương triều I trị vì trong hơn 250 năm, còn Vương triều II thì tồn tại trong gần 300 năm. Như thế thời Tảo kì vương quốc phải kéo dài từ khoảng năm 3200 đến 2650 năm TCN. Điều này thể hiện sự mâu thuẫn trong những thông tin mà Manêtôn cung cấp, bởi lẽ Vương triều III – mở đầu thời Cổ vương quốc đã được thiết lập từ năm 2778 TCN.

Sau Menes, các vua thuộc hai Vương triều I và II đã nhiều lần gây chiến với các bộ lạc ở phía đông Ai Cập, sống ở miền Xinai, đánh chiếm vùng mỏ đồng ở đó và lấy rất nhiều đồng đem về Ai Cập.

Tuy còn nhiều nét sơ khai, nhà nước Ai cập cổ đại đã được hình thành và đã mang nhiều đặc điểm của một nhà nước chuyên chế phương Đông. Nó là một trong những dấu hiệu chứng tỏ cư dân Ai Cập cổ đại đã bước vào thời đại xã hội có giai cấp, thời đại văn minh.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Sơ lược các Vương triều thời Cổ vương quốc Ai Cập

Sơ lược các Vương triều thời Cổ vương quốc Ai Cập

Thời Cổ vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại, bao gồm các vương triều từ thứ III đến thứ VI (khoảng 2900 – 2300 năm TCN) là thời kì hình thành và củng cố nhà nước trung ương tập quyền. Đây cũng là thời kì phát triển thịnh đạt đầu tiên về các […]

Sự phát triển của nền kinh tế Ai Cập thời Cổ vương quốc

Sự phát triển của nền kinh tế Ai Cập thời Cổ vương quốc

Sự thống nhất Ai Cập thành một quốc gia rộng lớn là điều kiện hết sức thuận lợi cho nền kinh tế đất nước phát triển. Điều đó được biểu hiện trước hết trong công tác thủy lợi. Thủy lợi được chú trọng Ngay từ thời Mênét, người Ai Cập đã tiến hành xây dựng các […]

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thống nhất

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thống nhất

Sau gần 600 năm phát triển hưng thịnh, nhà nước Ai Cập thống nhất bắt đầu suy yếu dần từ vương triều VI trở đi. Sự phát triển hưng thịnh đó dựa trên sức mạnh của một chính quyền chuyên chế quân sự. Những cuộc chiến tranh liên miên của các vương triều đi xâm […]

Sự phát triển của các ngành kinh tế thời Trung vương quốc Ai Cập

Sự phát triển của các ngành kinh tế thời Trung vương quốc Ai Cập

Sự thống nhất lại Ai Cập dưới vương triều XI – XII là một nhân tố hết sức quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế ở trong nước. Ngành kinh tế chính của Ai Cập là nông nghiệp, sự phát triển của nó phần lớn phụ thuộc vào việc chính […]

Quan hệ xã hội và đấu tranh giai cấp ở thời Trung vương quốc

Quan hệ xã hội và đấu tranh giai cấp ở thời Trung vương quốc

Ở thời Trung vương quốc, xã hội Ai Cập càng phân hóa mạnh mẽ. Do sự phát triển của sản xuất ở trong nước và do chiến lợi phẩm của các cuộc chiến tranh xâm lược ngày càng nhiều nên của cải và số lượng nô lệ chiến tranh ngày càng tăng Iên. Vì thế, […]

Sự phát triển của sức sản xuất thời Tân vương quốc

Sự phát triển của sức sản xuất thời Tân vương quốc

Vẫn như trước đây, nền kinh tế Ai Cập thời Tân vương quốc dựa chủ yếu trên sự phát triển của ngành nông nghiệp tưới tiêu. Nhưng đến thời kì này, ngành nông nghiệp đã có bước phát triển mới. Bước tiến đó thể hiện trước hết trong kĩ thuật canh tác. Công cụ bằng […]

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thời Hậu kì vương quốc

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thời Hậu kì vương quốc

Từ vương triều thứ XXI trở đi là thời Hậu kì vương quốc trong lịch sử Ai Cập. Đó là thời kì khủng hoảng, suy vong của nhà nước Ai Cập cổ đại, là thời kì phân liệt và loạn lạc trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Vào giữa thế kỉ X TCN, một […]

Văn tự Ai Cập cổ đại: Chữ tượng hình

Văn tự Ai Cập cổ đại: Chữ tượng hình

Cũng như các loại chữ viết cổ của người Sume, người Ấn Độ hay người Trung Quốc, văn tự cổ của người Ai Cập được hình thành từ những hình vẽ và các kiểu hoa văn có từ thời nguyên thủy. Về hình dạng, chữ Ai Cập lúc đầu rất giống với hình các sự […]

Văn học và nghệ thuật Ai Cập thời cổ đại

Văn học và nghệ thuật Ai Cập thời cổ đại

Văn học Ai Cập bắt nguồn từ các sáng tác dân gian, phát triển từ rất sớm, ngay từ giai đoạn đầu thời Cổ vương quốc. Đến thời Trung vương quốc, văn học phát triển mạnh và thời kì này được gọi là thời hoàng kim “cổ điển” của văn học Ai Cập. Về thể […]

Tôn giáo và triết học Ai Cập thời cổ đại

Tôn giáo và triết học Ai Cập thời cổ đại

Để nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng của người Ai Cập thời cổ đại, các sử gia hiện nay có trong tay nguồn tài liệu hết sức phong phú bao gồm các bản cổ văn, các di tích kiến trúc đền thờ, miếu mạo và cả những tranh tượng nghệ thuật nữa. Qua các […]

Sự tích lũy các tri thức khoa học thời Ai cập cổ đại

Sự tích lũy các tri thức khoa học thời Ai cập cổ đại

Do nhu cầu của đời sống kinh tế và xã hội, ở Ai Cập thời cổ đại đã xuất hiện những mầm mống của khoa học. Trong các bảng cổ văn, người ta thấy đã có từ “tri thức” và “người hiểu biết” để phân biệt với những người còn lại. Thiên văn Một trong […]

Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm