Sự sụp đổ của chế độ Cộng hòa và sự thiết lập nền độc tài Xila

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Ngay từ buổi đầu của nền cộng hòa, mâu thuẫn trong nội bộ quý tộc chủ nô đã xảy ra. Đó là mâu thuẫn giữa quý tộc chủ nô ruộng đất mà trụ cột là Viện nguyên lão chủ trương tiếp tục duy trì nền chuyên chính của mình dưới hình thức chế độ Cộng hòa và tầng lớp quý tộc chủ nô Công thương kị sĩ (lấy đại hội nhân dân làm chỗ dựa), chủ trương hạn chế quyền lợi của Viện nguyên lão, mở rộng quyền công dân cho các công dân tự do ở ngoài Rôma, giải quyết phần nào vấn đề ruộng đất cho người bình dân.

Cải cách điền địa của anh em Gơracuxơ, phong trào Naturơniuxơ, dự luật Ruluxơ, cuộc chiến tranh đồng minh,… trong chừng mực nào đó đã phản ánh mâu thuẫn này. Mâu thuẫn và cuộc xung đột giữa hai phái quý tộc Rôma ngày càng quyết liệt và diễn ra theo khuynh hướng sử dụng sức mạnh bạo lực. Vai trò của các tướng lĩnh và quân đội đều được đề cao. Nền Cộng hòa có nguy cơ bị tan vỡ.

Năm 88 TCN, Viện nguyên lão cử Xila (Sylla) làm tư lệnh quân Đông chinh Rôma sang đàn áp cuộc nổi dậy của Mitơriđát (ở Tiểu Á). Nhưng khi Xila vừa rời khỏi Rôma, phái công thương kị sĩ đối lập, thông qua đại hội nhân dân, đã cử Mariuxơ, người thuộc phe cánh mình lên cầm quyền ở Rôma. Được tin, Xila đã kéo đại quân quay về tấn công phái Mariuxơ, phái Công thương kị sĩ thất thế, Mariuxơ phải chạy sang Bắc Phi lánh nạn và chờ thời cơ.

Năm 87 TCN, Xinna – đại biểu của phái công thương – trúng cử chức vụ chấp chính quan, lợi dụng cơ hội Xila đang ở Tiểu Á để đàn áp Mitơriđát, Mariuxơ từ Bắc Phi đã trở về Rôma, phối hợp với Xinna tấn công phe quý tộc ruộng đất, tịch thu ruộng đất của quý tộc phe Xila chia cho bình dân, binh sĩ và thao túng chính quyền Rôma mãi tới năm 82 TCN.

Năm 83 TCN, sau khi đàn áp xong cuộc nổi dậy ở Mitơriđát và giải quyết tạm ổn tình hình Tiểu Á, Xila kéo quân về Rôma. Nội chiến đẫm máu giữa 2 phái xảy ra, hàng trăm ngàn người đã bị giết hại. Phái Xila ngày càng chiếm ưu thế, Xila đã cho lập bản danh sách những quý tộc đã theo Mariuxơ, vây bắt, tịch thu tài sản và xử tử bêu đầu ở Phoum. Theo thống kê, có tới 90 quý tộc và 2.600 kị sĩ bị giết hại. Phe Mariuxơ nếm mùi thất bại nặng nề.

Năm 82 TCN, phe quý tộc ruộng đất đã đưa Xila lên làm độc tài không thời hạn. Trong thời kì cầm quyền của độc tài Xila, quyền lực của đại hội nhân dân bị bãi bỏ, quyền hạn của quan bảo dân cũng bị hạn chế, ngược lại vai trò và quyền lực của Viện nguyên lão được tăng cường. Số nghị viên Viện nguyên lão đang từ 300 người tăng vọt lên 600 người (toàn những kẻ thân tín của Xila). Xila còn tuyên bố bãi bỏ quyền bao thầu thuế các tỉnh của tầng lớp kị sĩ quy định nhà nước Rôma trực tiếp thu thuế từ các tỉnh. Xila trao cho Viện nguyên lão quyền thẩm phán và phân phối, quản lí ngân quỹ nhà nước. Để tạo chỗ dựa, Xila cũng đã giải phóng cho hơn 1 vạn nô lệ và đưa 12 vạn cựu binh sĩ tới lập nghiệp ở các vùng Latium, Pixenum, Êtơruria, Campania.

Chế độ độc tài Xila được thiết lập là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ quý tộc Rôma, xác nhận thắng lợi đầu tiên của quý tộc chủ nô ruộng đất đồng thời cũng báo hiệu sự khủng hoảng của chế độ Cộng hòa. Tuy nhiên, Xila và phái quý tộc ruộng đất cũng gặp những khó khăn và cùng một lúc phải giải quyết nhiều vấn đề nan giải, mâu thuẫn:

  • Muốn tạo ra chỗ dựa để củng cố quyền lực, Xila phải giải quyết nguyện vọng ruộng đất của binh sĩ, nô lệ (nghĩa là lại phải thực hiện những bước đi trong chủ trương của phái đối lập Mariuxơ).
  • Tăng cường quyền lực độc đoán nhưng lại phải giữ cho được hình thức bình đẳng, dân chủ đối với các tỉnh của Rôma.

Đó là chưa kể, chế độ độc tài là một chế độ quá mới mẻ so với lối sống truyền thống dân chủ của cư dân Rôma. Do vậy, Xila không phải không có khó khăn và những kẻ thù.

Năm 78 TCN, quan chấp chính Lipiđuxơ – người thuộc phái Xila – đã công khai chống lại đường lối của Xila, chủ trương khôi phục lại luật lúa mì và tăng cường quyền hạn của quan bảo dân. Xila và phe quý tộc ruộng đất phản công. Lipiđuxơ không đủ lực lượng chống đỡ, phải bỏ chạy sang Xácđen (rồi chết ở đó). Trật tự Rôma được thiết lập, nền độc tài Xila được củng cố nhưng phong trào phản kháng vẫn âm ỉ và lan sang các “tỉnh” của Roma nhất là ở Tây Ban Nha.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Các nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Roma cổ đại

Các nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Roma cổ đại

Nguồn sử liệu về lịch sử Rôma cổ đại khá phong phú, toàn diện bao gồm những tài liệu, hiện vật của khảo cổ học, dân tộc học, chữ viết, văn học… Khảo cổ học Trước hết phải kể đến nguồn tài liệu, hiện vật của khảo cổ học. Ngay từ những năm đầu của […]

Tình hình nghiên cứu lịch sử Rôma cổ đại

Tình hình nghiên cứu lịch sử Rôma cổ đại

Vào những năm 60 của thế kỉ IV, Epprôpi bắt đầu đã có những chuyên khảo về lịch sử Rôma. Những chuyên khảo này đã được dùng như các tài liệu giáo khoa trong các trường trung học ở Bidantium trong một thời gian dài. Tiếp đó cũng ở Bidantium, người ta bắt đầu soạn […]

Điều kiện tự nhiên và tình hình dân cư Rôma thời cổ đại

Điều kiện tự nhiên và tình hình dân cư Rôma thời cổ đại

Nơi phát sinh nền văn minh Rôma cổ đại là Italia, một bán đảo lớn, dài và hẹp hình chiếc ủng nằm chắn ngang Địa Trung Hải. Phía bắc bán đảo có dãy núi Anpơ (Alpes) tạo thành biên giới tự nhiên giữa Italia và châu Âu; ba phía Đông, Tây, Nam đều có biển […]

Thời kỳ “Vương Chính” trong lịch sử Rôma

Thời kỳ “Vương Chính” trong lịch sử Rôma

Nhiều nhà sử học cho rằng thời kì “Vương chính” trong lịch sử Rôma chính là giai đoạn mạt kì của chế độ thị tộc Rôma, giai đoạn tồn tại của tổ chức dân chủ quân sự – hình thái quá độ từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp nhà nước […]

Cải cách của Xecviút TuliÚt và sự ra đời của nhà nước Rôma

Cải cách của Xecviút TuliÚt và sự ra đời của nhà nước Rôma

Nhận rõ vai trò quan trọng của người Pơlép và sự chật hẹp của tổ chức thị tộc, giữa thế kỉ thứ IV TCN, Xécviút Tuliút (khoảng 540 – 530 TCN) đã theo cải cách của Xôlông (Hi Lạp), tiến hành cải cách xã hội ở Rôma. Ông đã chia dân (thực chất là phân […]

Sự thành lập chế độ cộng hòa

Sự thành lập chế độ cộng hòa

Trong thời kì “vương chính”, người Êtơruxcơ có ưu thế ở Rôma, nên các “vua” (Rex) đều là người Êtơruxcơ. Tới thời trị vì của vua cuối cùng trong 7 “vua” của thời “vương chính”, mâu thuẫn giữa người Rôma và Êtơruxcơ đã hết sức căng thẳng. Vào khoảng năm 510 TCN, dân chúng Rôma […]

Những cuộc đấu tranh của người bình dân Pơlép (Plebs)

Những cuộc đấu tranh của người bình dân Pơlép (Plebs)

Cải cách của Tuliút bước đầu đã xoá bỏ được sự cách biệt giữa người Pơlép và Patơrixi về mặt nguồn gốc huyết tộc, nhưng vẫn chưa mang lại cho người Pơlép địa vị tương xứng với vai trò, vị trí của họ trong xã hội. Người Pơlép hầu như vẫn không có quyền lợi […]

Rôma trở thành đế quốc bá chủ khu vực Địa Trung Hải

Rôma trở thành đế quốc bá chủ khu vực Địa Trung Hải

Nhờ việc thiết lập thể chế cộng hòa và quy chế công dân Rôma, thành bang Rôma bên bờ Tibrơ đã có thêm sức mạnh. Nền kinh tế đã phát triển, an ninh xã hội ổn định, lực lượng quân sự hùng hậu, cộng vào đó nhu cầu về ruộng đất cũng tăng lên. Thực […]

Sự phát triển kinh tế của Rôma thời Cộng hòa

Sự phát triển kinh tế của Rôma thời Cộng hòa

Những cuộc chinh chiến và những thắng lợi liên tiếp của Rôma trong các cuộc chiến đã đem lại cho Rôma những nguồn lợi khổng lồ, không kể quyền bá chủ trên vùng biển Địa Trung Hải, quyền đặc biệt ưu đãi của các thuyền buôn Rôma trong các hải cảng. Chiến lợi phẩm mà […]

Sự phát triển của chế độ chiếm nô Rôma thời Cộng hòa

Sự phát triển của chế độ chiếm nô Rôma thời Cộng hòa

Bạn đang xem: Sự phát triển của chế độ chiếm nô Rôma thời Cộng hòa tại Ngày Đặc Biệt Nguyên nhân Để đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn trong các ngành công nghiệp như khai mỏ, gốm sứ, thuộc da, rượu nho, cũng như các dịch vụ buôn bán và chiến tranh […]

Chế độ “tam hùng lần thứ nhất” và nền độc tài Xêda

Chế độ “tam hùng lần thứ nhất” và nền độc tài Xêda

Trong thời gian xảy ra cuộc khởi nghĩa nô lệ do Xpactacuxơ lãnh đạo, mâu thuẫn và xung đột trong nội bộ giai cấp quý tộc chủ nô tạm thời dịu xuống và hòa hoãn. Nhưng ngay sau đó, hai phái quý tộc đối lập lại đối mặt nhau gay gắt hơn. Craxiuxơ và Pompêiuxơ […]

Văn hóa Rôma cổ đại

Văn hóa Rôma cổ đại

Khái quát chung Sau Hi Lạp, Rôma là quốc gia cổ đại của Phương Tây có nền văn hóa phát triển rực rỡ. Sự phát triển ấy có được nhờ 2 yếu tố cơ bản sau đây: Thứ nhất: Nền văn hóa Rôma hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của sự […]

Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm