Lý Ông Trọng

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Lý Ông Trọng là người Việt đầu tiên hiển đạt tại nước ngoài (Trung Hoa), được vua nước ấy nể trọng.

Ông người xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội ngày nay. Lúc nhỏ có tên là Lý Thân.

Tương truyền lúc còn sơ sinh ông đã rất to lớn, hơn hẳn các trẻ em bình thường. Rồi đến tuổi trưởng thành, cao tới 2 trượng 3 thước, lại có sức khỏe bình thường. Ông hay giúp đỡ mọi người, nên được nhiều kính nể. Đặc biệt khi ông giết chết con giải hay ăn thịt người ở khúc sông Cái chảy qua làng, thì lại càng được mọi người hết lòng kính nể.

Sự hào hiệp là anh em sinh đôi của tính tình khảng khái. Cho nên, khi gặp cảnh ngang trái ông thường ra tay lập tức. Những người bề trên và các vị gia trưởng, bảo ông kiêu hãn, nghĩa là vừa kiêu ngạo vừa hung hãn. Họ chỉ thấy ở ông một kẻ bề dưới bất trị, mà không xét đến động cơ nào đã khiến ông có những hành động như thế.

Khi ấy là vào cuối thời vua Hùng Vương thứ 18, sắp sửa bước sang thời Thục Phán An Dương Vương. Ở bên Tàu là cuối thời Đông Chu liệt quốc, Tần Thủy Hoàng vừa thôn tính xong 6 nước, rồi xưng là Hoàng đế (221 trước Công nguyên). Lý Thân lúc ấy còn trẻ, vào làm nha môn cho một vị Lạc tướng, do một lần ra tay cứu giúp người bị nạn, đã chẳng may đánh chết hung thủ là người có bà con thân thích với quan trên. Vị Lạc tướng bắt Lý Thân khép vào tội chết (sát nhân giả tử), nhưng vua Hùng biết chuyện, tiếc một người trẻ tuổi có nghĩa khí, nên tha cho, chỉ còn bắt đánh đòn.

Sau trận đòn nhục nhã, lý Thân càng thấm thía thêm thân phận của kẻ tôi đòi: “Người ta ở đời có tráng chí, hãy nên như chim loan, chim phượng bay cao chín tầng trời, bay xa ngàn vạn dặm, chứ có lẽ nào chịu quanh quẩn mãi ở đây, để cho người ta hành hạ?”

Từ đấy, ông bỏ nha môn, đi tìm các thầy giỏi để học. Vừa học chữ, vừa học võ nghệ. Học thầy trong nước, rồi học cả thầy ở ngoài nước (Trung Hoa). Ông chẳng quản ngại đường sá xa xôi, hễ biết ở đâu có thầy giỏi là lập tức tìm đến theo học.

Rồi đến ông thành tài, chẳng những có võ nghệ cao cường mà còn làu thông cả kinh sử. Lúc ấy ông đang ở bên Tàu.

Thời ấy, ở Trung Hoa tuy học hành rất phát triển, nhưng chứa đặt ra chế độ thi cử để chọn nhân tài. Nhân tài được tuyển chọn theo cách: Các quan lại địa phương tiến cử lên nhà vua những người tài năng danh tiếng trong địa hạt của mình, để nhà vua chọn lựa tuyển dụng.

Lý Thân được tiến cử đến Tần Thủy Hoàng, lúc ấy là vị hoàng đế lẫy lừng, người đầu tiên thống nhất Trung Hoa.

Biết tài của ông, Tần Thủy Hoàng trọng dụng rồi về sau cho thăng đến chức Tư lệ hiệu úy, một quan chức lớn trong quân ngũ.

Lúc bấy giờ, tuy nhà Tần thôn tính xong các nước, nhưng ở biên giới phía Bắc, vẫn bị người Hung Nô thường xuyên vào cướp. Hung Nô tuy quân ít nhưng kỵ binh của họ rất thiện chiến, khiến cho quân Tần phải nhiều phen khốn đốn, chống đỡ liên miên.

Tần Thủy Hoàng bèn phái Lý Thân đến trấn giữ đất Lâm Thao (thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay) để đối phó với Hung Nô. Lý Thân một mặt cho canh phòng nghiêm ngặt, mặt khác lại tổ chức nhiều đợt phản công, đánh bao vây tiêu diệt lớn, khiến cho người Hung Nô sau mấy lần thất bại, đành phải từ bỏ ý đồ xâm lấn. Về sau, hễ họ trông thấy Lý Thân ở đâu, là lập tức quay ngựa chạy, không còn dám chống cự nữa.

Cả một vùng biên giới được bình yên, khiến cho vua Tần vui mừng như cất xong gánh nặng. Tần Thủy Hoàng rất quý trọng ông, phong cho là Phụ Tín hầu rồi gả công chúa cho ông. Đối với một người ngoại tộc, vừa được phong chức lớn, lại vừa được nhận là giai tế như vậy, quả là rất hiếm hoi.

Tuy nhiên, mặc dù được trọng thị và tin dùng, Lý Thân vẫn cảm thấy lạc lõng, bơ vơ ở nơi đất khách quê người. Ông gửi lòng mình theo những áng mây trôi mãi về phương Nam, ở đó là quê hương, có cha mẹ, anh em và đồng bào của ông đang sinh sống. Mặc dù ngày trẻ, do phẫn chí mà ra đi, nhưng đến nay, khi tuổi tác càng cao, ông lại càng thấm thía nỗi đau của người xa xứ.

Nhưng đang mắc việc quân trọng đại, làm sao ông có thể trở về quê hương được? Ông rất biết Tần Thủy Hoàng, dù trọng thị và tín dùng như thế nào thì vẫn chém đầu ngay, nếu ông tự tiện rời bỏ nhiệm sở. Thế là ông đành phải chờ đến lúc mình tuổi cao sức yếu vậy.

Ông dâng sớ cáo lão lên Tần Thủy Hoàng khi thấy mình không còn đảm đương nổi việc quân, và cũng xin nhà vua cho trở lại quê hương để được nhìn mặt mọi người thân lần cuối. Tần Thủy Hoàng cho lời tâu ấy là thực, bèn chuẩn y. Thế là không quản hàng vạn dặm đường sá xa xôi, ông lui gót về quê, nơi trước kia ông đã sinh ra. Được vài năm thì ông mất, hoàn toàn mãn nguyện.

Hàng ngàn năm sau, lúc ấy nước ta đang ở gần cuối kỳ thuộc Đường (603 – 906) Triệu Xương (801) rồi Cao Biền (864) lần lượt sang nước ta cai trị. Hai tên cáo già này muốn thu phục lòng người nước Nam, bằng việc xây miếu thờ Lý Thân ở làng Trèm (Từ Liêm, Hà Nội) rồi sau đó cho tạc tượng và tu bổ đền miếu quy mô to lớn. Xương và Biền lại phao tin rằng, đã từng nằm mộng thấy cùng đàm đạo với Lý Thân, hoặc được Lý Thân hiển linh giúp đỡ đánh thắng quan Nam Chiếu.

Mặc dù có những việc làm và lời lẽ mỵ của quân xâm lược đối với Lý Thân, nhưng tình cảm của mọi người đối với ông cũng chẳng vì thế mà suy suyển. Ông xứng đáng vẫn được tôn trọng bởi tài năng, lòng khảng khái và chí tiến thủ của mình. Những gì ông đạt được thực không dễ dàng vào thời buổi ấy. Vậy mà, đến lúc cuối đời ông lại từ bỏ tất cả để được trở về quê hương, mà đường đất đi lại đâu có gần gũi gì. Ông căm giận những người đã xử nhục mình mà bỏ nước ra đi, nhưng chưa bao giờ ông phản lại mọi người và đất nước cả.

Việc từ trước đến nay mọi người đến đền Trèm dự hội và làm lễ tưởng niệm ông, vì thế, là hoàn toàn chính đáng, chứ không phải bị kích động bởi việc làm và lời lẽ của Triệu Xương hay của Cao Biền.

Các triều đại phong kiến trước đây đều có sắc phong tặng ông. Trời Trần trùng hưng đặt các mỹ hiệu “Anh Liệt”, “Dũng Mảnh”. Phụ tín để gọi ông …

Lại nói đến thời nhà Tân (Trung Hoa). Sau khi thấy Lý Thân già yếu, Tần Thủy Hoàng chuẩn y cho ông về cáo lão. Lại ban cho ông xe ngựa và tặng vật để vượt hàng vạn dặm đường dài, trở về cố quốc.

Để vẫn tiếp tục giữ cho quân Hung Nô khỏi vào xâm lấn, Tần Thủy Hoàng sai lấy đồng đúc tượng ông thật lớn, đặt trước cửa Tư Mã ở Hàng Dương, Kinh đô của nhà Tần. Lúc bấy giờ, bụng tượng khoét rỗng, chứa được hàng trục người. Vua Tần sai mấy người lính thay nhau vào đấy, thỉnh thoảng lại làm cho tượng cử động chân tay, đầu óc, hoặc đi lại được. Quân Hung Nô ở xa trong thấy, tưởng là Lý Hiệu Úy còn sống, nên không dám đến xâm phạm.

Thay vì gọi tên bức tượng là Lý Thân, Tần Thủy Hoàng cho gọi đó là Lý Ông Trọng. Xem thế đủ biết, Tần Thủy Hoàng đã nể trọng ông đến mức nào.

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Bình Khôi Công Chúa

Bình Khôi Công Chúa

Truyền thuyết Bình Khôi Công Chúa. Bình Khôi Thông Tuệ Trinh Thục Công Chúa, Đại Vương. Là tước hiệu mà triều Lê thượng phong cho bà Trưng Nhị, nguyên là phó tướng, phó vương của bà Trưng Trắc (Trưng Vương) trong cuộc khởi nghĩa mang tên Hai Bà. Cũng như chị, bà Trưng Nhị là […]

Bố Cái đại vương Phùng Hưng

Bố Cái đại vương Phùng Hưng

Truyền thuyết Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm (Ba Vì Hà Tây) xưa nay là miền đất đai trù phú, sản vật dồi dào, lại có sông ngòi bao quanh, tạo nên nhiều phong cảnh đẹp. Vào thời nước ta thuộc Đường (603-906) ở thôn này có gia đình […]

Đại thánh Từ Đạo Hạnh

Đại thánh Từ Đạo Hạnh

Truyền thuyết Đại thánh Từ Đạo Hạnh.. Ngài họ Từ, tên Lộ, tự là Đạo Hạnh, sống vào thời Lý Nhân Tông, tu tại chùa Thiên Phúc trên núi Sài Sơn, thuộc phủ Quốc Oai, Sơn Tây. Là nhà tu hành nổi tiếng thông tuệ, uyên bác, có nhiều thuật pháp cao siêu, được đương […]

Truyền thuyết Đền Cờn

Truyền thuyết Đền Cờn

Đến đời Trần Nhân Tông, đạo Phật ở nước ta đã bước vào giai đoạn cực thịnh. Chùa chiền mọc lên khắp nơi, từ Kinh đô đến thôn xóm, từ đồng bằng đến trung du và các miền ven biển. Ngay bản thân nhà vua, sau hai lần lãnh đạo kháng chiến chống giặc Nguyên […]

Truyền thuyết Đức Thánh Tản Viên

Truyền thuyết Đức Thánh Tản Viên

Đức Thánh Tản Viên (Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh) trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên là một trong bốn vị Thánh bất tử (Tiên Dung Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Tản Viên, Thánh mẫu Liễu Hạnh ). Đây là vị Thánh biểu đạt cho những khả năng […]

Truyền thuyết Đức Thánh Gióng

Truyền thuyết Đức Thánh Gióng

Trong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung. Tuy nhiên, trong đời sống mỗi dân tộc, không phải lúc nào cũng có nạn ngoại xâm. Chiến tranh tự vệ chẳng […]

Đô Thống Thượng Tướng Lê Phụng Hiểu

Đô Thống Thượng Tướng Lê Phụng Hiểu

Lê Phụng Hiểu sống vào khoảng đầu thời Lý. Ngài là người làng Băng Sơn, nay là Hương Sơn, Dương Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Vì nhà ở gần núi Bơng, một hòn núi nhỏ ở giữa cánh đồng, nên dân chúng trong vùng thường gọi Lê Phụng Hiểu thời trẻ là anh Bơng, rồi […]

Mẫu Thoải

Mẫu Thoải

Ở điện thờ Mẫu, trường hợp đặt ba pho tượng nữ, đều giống nhau ở gương mặt, tư thế ngồi, và chỉ khác ở trang phục, thì ở bên phải là Mẫu Thượng ngàn, ở giữa là Mẫu Liễu, còn bên trái là Mẫu Thoải. Sau đây là truyền thuyết về Mẫu Thoải. Mẫu Thoải […]

Gia Thông Đại Vương Lý Phục Man

Gia Thông Đại Vương Lý Phục Man

Gia Thông Đại Vương là người làng Cố Sở, sau đổi là An Sở, thuộc huyện Đan Phượng, Hà Tây ngày nay. Đại Vương sống vào khoảng cuối thời nước ta thuộc Lương (540), có công theo giúp Lý Nam Đế, lập được nhiều chiến công hiển hách. Gia Thông Đại Vương khi còn trẻ tuổi […]

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng

Hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em ruột, con gái vị Lạc tướng ở huyện Mê Linh (nay là vùng Sơn Tây cũ và tỉnh Vĩnh Phú), thuộc dòng dõi Hùng Vương. Hai Bà là những phụ nữ tài cao đức trọng và có đảm lược hơn người. Năm 19 tuổi, bà […]

Mai Hắc Đế: Mai Thúc Loan

Mai Hắc Đế: Mai Thúc Loan

Nước ta, trong thời kỳ thuộc Tùy, Đường (603 – 906) sau cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên, Đinh Kiến năm 687, là đến cuộc của Mai Thúc Loan nổ ra năm 722. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn, quân số lên tới hơn ba chục vạn người. Sau thắng lợi, Mai Thúc Loan […]

Khâu Ni công chúa

Khâu Ni công chúa

Nàng A là người họ Quách, quê ở vùng ngã ba Bạch Hạc bây giờ. Năm 16 tuổi, bố mẹ nàng đều qua đời do phải vất vả cực nhọc vì sưu cao thuế nặng của người Hán. Làng xóm, đồng ruộng thuở ấy đều tan tác, tiêu điều,… Nàng A bỏ nhà đi tu, […]

Lệ Hải Bà Vương: Triệu Thị Trinh

Lệ Hải Bà Vương: Triệu Thị Trinh

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, sau hai chị em bà Trưng Trắc, Trưng Nhị (năm 40) đến bà Triệu Thị Trinh (năm 248) lại thêm một lần nữa cho thấy phẩm chất tài năng của những người con xuất sắc đã làm vẻ vang cho nòi giống. Đây chỉ mới nói […]

Mẫu Thượng Ngàn

Mẫu Thượng Ngàn

Trong việc thờ cúng tại các làng quê ở miền Bắc và miền Trung nước ta, có một hiện tượng phổ biến là bên cạnh đình, chùa, bao giờ cũng có một nơi thờ Thánh Mẫu, gọi là Điện Mẫu. Điện Mẫu thường nằm ở mé cạnh chùa, nhà gạch xây thẳng ba gian, nhỏ […]

Sự tích xây thành Cổ Loa và lai lịch nỏ thần

Sự tích xây thành Cổ Loa và lai lịch nỏ thần

Thục Phán, sau khi thôn tính nước Văn Lang của Hùng Vương thứ 18, đổi quốc hiệu Âu Lạc. Là vị vua hết sức chăm lo đến việc triều chính, nên sau khi mở mang bờ cõi, An Dương Vương đã nghỉ ngay đến việc củng cố và phòng thủ quốc gia, mà trước hết […]

Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy (Ngọc trai Giếng nước)

Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy (Ngọc trai Giếng nước)

Hồi ấy ở phương Bắc đang là cuối thời nhà Tần. Sau khi Tần Thủy Hoàng mất, Tần Nhị Đế lên thay, tình hình trong nước rối ren. Một viên tướng tài ba mưu lược đang trấn giữ phần đất phía Nam, tên gọi Triệu Đà, nhân cơ hội xưng Đế và lập ra nước […]

Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm