Kinh Kha Hành Thích Tần Vương

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Tần Vương Doanh Chính trọng dụng Úy Liêu, quyết tâm thống nhất Trung Nguyên, không ngừng tiến công các nước chư hầu. Ông phá vỡ liên minh giữa Yên với Triệu, khiến nước Yên mất một số tòa thành.

Thái tử Đan của nước Yên vốn trước kia làm con tin ở Tần. Ông thấy Tần Vương quyết tâm kiếm tính các nước, lại chiếm của Yên một số tòa thành, liền trốn về Yên. Ông rất căm thù nước Tần, quyết báo thù cho nước Yên. Nhưng ông không rèn luyện binh mã, cũng không nghĩ tới việc liên kết với các nước để cùng chống Tần, lại gửi gắm vận mệnh nước Yên vào hành động ám sát Tần Vương. Thái tử Đan đem hết của cải để tìm cho được người có thể hành thích Tần Vương.

Sau đó, thái tử Đan chọn được một dũng sĩ rất có tài năng, là Kinh Kha. Ông tôn Kinh Kha làm thượng khách, nhường xe ngựa của mình cho Kinh Kha dùng, để Kinh Kha cũng ăn mặc như mình. Vì vậy, Kinh Kha hết lòng cảm kích thái tử Đan.

Lịch sử Trung Quốc năm 230 trước Công nguyên, Tần diệt Hàn. Hai năm sau, đại tướng Vương Tiễn của Tần chiếm được đô thành Hàm Đan của Triệu, rồi tiến quân lên phía bắc, tới sát nước Yên.

Thái tử Đan vội vã đi tìm Kinh Kha và nói: “Nếu đem quân chống lại Tần thì như trứng chọi đá, muốn liên kết với các nước để hợp tung chống Tần, cũng không kịp nữa. Tôi nghĩ chỉ còn cách cử một dũng sĩ đóng vai sứ giả sang yết kiến vua Tần, thừa cơ tiến sát vua Tần. buộc ông ta trả lại đất đai cho các nước. Nếu vua Tần thuận theo thì tốt nhất, nếu không thì giết đi. Tráng sĩ xem như thế có được không?”

Kinh Kha nói: “Cũng có thể được. Nhưng muốn đến sát vua Tần, nhất định phải làm cho ông ta tin là ta đến cầu hoà. Nghe nói vua Tần từ lâu đã muốn có miền đất phì nhiêu là Đốc Kháng (nay ở huyện Trác Hà Nam). Ngoài ra, tướng nước Tần là Phàn Vu Kỷ đang lưu vong tại nước Yên, vua Tần đang treo thưởng để bắt ông ta. Nếu tôi có thể mang theo đầu của tướng quân Phàn Vu Kỳ và bản đồ vùng Đốc Kháng sang dâng lên vua Tần, thì ông ta mới chịu tiếp kiến tôi. Như vậy, tôi mới có thể hành sự được.

Thái tử Đan cảm thấy khó xử nói: “Bản đồ vùng Đốc Kháng thì được, còn Phàn tướng quân thì vì bị nước Tần bức hại nên mới chạy sang nương nhờ ta, ta sao có thể nhẫn tâm làm hại ông ta?”

Kinh Kha biết thái tử Đan không nỡ làm việc đó, liền tự mình tới gặp Phàn Vu Kỳ, nói: “Tôi có ý định giúp nước Yên trừ hậu hoạn và còn có thể báo thù cho tướng quân, nhưng còn một điều rất khó nói”.

Untitled

Phàn Vu Kỳ vội nói: “Điều gì ? Xin cứ nói” Kinh Kha trả lồi: ‘Tôi quyết định đi hành thích, nhưng lại sợ không được Tần Vương tiếp kiến. Hiện nay Tần Vương đang treo thưỏng để bắt tướng quân. Nếu tôi có được chiếc đầu của tướng quân đem dâng cho ông ta, thì nhất định được tiếp kiến”.

Phàn Vu Kỹ nói: “Được, ngài hãy lấy đi”. Nói rồi, rút bảo kiếm, đâm cổ tự sát.

Thái tử Đan chuẩn bị một con dao găm cực sắc, có tẩm thuốc độc, chỉ cần đâm sướt da chảy máu là người bị đâm sẽ chết ngay. Ông trao dao ẹầm cho Kinh Khà để dùng làm dụng cụ hành thích. Ngoài ra, còn cử một dũng sĩ mới mười ba tuổi tên là Tần Vũ Dương đi theo làm trợ thủ cho Kinh Kha.

Năm 227 trước Công nguyên, Kinh Kha từ nước Yên lên đường đi Hàm Dương. Thái tử Đan và một số tân khách, mặc quần áo tang tiễn Kinh Kha ở bên sông Dịch (nay ở huyện Dịch, Hà Bắc). Trước khi từ biệt, Kinh Kha cất tiếng hát:

“Gió hiu hiu chừ, sông Dịch lạnh ghê

Tráng sĩ một ra đi chứ, không trở về”.

Nghe lời ca bi tráng, mọi người có mặt đều rơi nước mắt. Kinh Kha kéo Tần Vũ Dương lên xe, không hề quay đầu lại.

Kinh Kha đến Hàm Dương. Tần Vương Doanh Chính nghe nói nước  Yên phái sứ giả mang đầu Phàn Vu Kỳ và bản đồ vùng Đốc Kháng tới thì rất phấn khởi, liền hạ lệnh cho Kinh Kha vào tiếp kiến ở Cung Hàm Dương.

Nghi thức triều kiến bắt đầu. Kinh Kha bung chiếc hòm đựng đầu Phàn Vu Kỳ, Tần Vũ Dương bưng chiếc khay đựng bản đồ, tiến từng bưóc lên bậc thềm cung điện.

Tần Vũ Dương thấy khung cảnh uy nghiêm của triều đình nước Tần, bất giác run lên cầm cập.

Các thị vệ của vua Tần liền quát lớn: “Sứ giả tại sao biến sắc?”

Kinh Kha quay đầu lại nhìn, thấy mặt Tần Vũ Dương vừa trắng bệch vừa xanh xám, liền cười nói với Tần Vương: “Kẻ thôn dã đó, xưa nay chưa từng được thấy sự uy nghiêm của đại vương nên không tránh được sợ hãi. Xin đại vương thể tình cho”.

Tần Vương có chút hoài nghi, liền bảo Kinh Kha; “Bảo Tần Vũ Dương trao bản đồ cho nhà ngươi, một mình nhà ngươi lên thôi”.

Kinh Kha nhận lấy bản đồ, đặt trên chiếc hòm đựng thứ cấp, bưng lên dâng Tần Vương. Tần Vương Doanh Chính cho mở hòm, quả nhiên là đầu của Phàn Vu Kỳ. Liền sai Kinh Kha mở bản đồ ra xem. Kinh Kha từ từ giở cuốn bản đồ, tôi khi giở hết thì lộ ra chiếc dao găm đã được chuẩn bị sẵn từ trước.

Tần Vương nhìn thấy, giật mình nhảy thót lên. Kinh Kha vội cầm dao găm, tay trái níu chặt tay áo Tần Vương, tay phải nhắm ngực Tần Vương đâm tới.

Tần Vương Chính đánh mạnh về phía sau, làm đứt Ống tay áo rồi bỏ chạy về phía bình phong toan chạy ra ngoài. Kinh Kha xông lên đuổi, Tần Vương thấy chạy không thoát liền chạy vòng quanh chiếc cột đồng trên điện. Kinh Kha đuổi theo sau, hai người chạy vòng quanh như đèn cù.

Xung quanh Tần Vương có rất nhiều quan hầu, nhưng tay không tấc sắt, thị vệ đứng dưới thềm tuy có vũ khí, nhưng theo pháp luật của nước Tần, không có lệnh của Tần Vương thì không được lên điện. Mọi người kinh hoàng. Nhưng Tần Vương trong cơn hoảng hốt, không kịp lên tiếng gọi võ sĩ.

Trong sô’ quan hầu cận, có một thày thuốc, nhanh trí, lấy túi thuốc ném mạnh vào Kinh Kha. Kinh Kha dùng tay gạt, túi thuốc đó bay sang một bên.

Trong giây lát đó, Tần Vương Doanh Chính xoay mình rút được bảo kiếm, chém đứt chân trái của Kinh Kha.

Kinh Kha ngã xuông, cầm dao găm phóng về phía Tần Vương. Tần Vương né tránh, con dao bay vụt qua tai, trúng vào cột đồng, toé lửa.

Tần Vương thấy trong tay Kinh Kha không còn vũ khí, liền tiến lên, chém thêm mấy nhát. Kinh Kha bị tám vết thương, biết sự việc đã hoàn toàn thất bại. liền cười đau đớn nói: ”Ta không sớm hạ thủ ngay là vì muốn bức ngươi phải trả lại đất đai cho nước Yên”.

Lúc đó, vũ sĩ đã ùa lên điện, giết chết Kinh Kha, và Tần Vũ Dương ở dưới thềm cũng bị các vũ sĩ kết thúc tính mạng.

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Kế Viễn Giao Cận công Của Phạm Thư

Kế Viễn Giao Cận công Của Phạm Thư

Lan Tương Như và Liêm Pha đồng tâm hiệp lực bảo vệ nước Triệu, quả nhiên nước Tần không dám xâm phạm Triệu nữa. Nhưng Tần lại chiếm được nhiều đất đai của nước Sở và Ngụy. Lúc đó, thực quyền của nước Tần nằm trong tay Thái hậu và người anh em của bà […]

Triệu Quát Chỉ Giỏi Đánh Giặc Mồm

Triệu Quát Chỉ Giỏi Đánh Giặc Mồm

Lịch sử Trung Quốc năm 262 trước Công nguyên, Tần Chiêu Tương Vương phái đại tướng Bạch Khỏi tiến cống nước Hàn, chiếm đất Dã Vương (nay là Tầm Dương, Hà Nam), cắt đứt liên hệ giữa quận Thượng Đảng (trị sở nay ở Trường Trị, Sơn Tây) với thủ đô Hàn. Tình hình Thượng […]

Mao Toại Tự Tiến Cử

Mao Toại Tự Tiến Cử

Đại quân của Tần đánh phá thủ đô Hàm Đan của Triệu. Tuy nước Triệu cố sức chống giữ, nhưng vì sau thảm bại ở Trường Bình, không còn đủ lực lượng nữa. Triệu Hiếu Thành Vương cử Bình Nguyên quân Triệu Thắng sang cầu cứu nước sỏ. Bình Nguyên quân là tướng quốc nước […]

Tín Lăng Quân Cứu Triệu

Tín Lăng Quân Cứu Triệu

Cùng lúc nước Sở phái quân sang cứu Triệu, thì nước Ngụy cũng nhận được thư cầu viện của Triệu. Ngụy An Hy Vương liền phái đại tướng Tấn Bỉ mang quân sang cứu. Tần Chiêu Tương Vương nghe tin hai nước Sở, Ngụy đều đưa quân tới tăng viện, liền thân đến Hàm Đan […]

LÝ Tự Can Việc Đuổi Khách

LÝ Tự Can Việc Đuổi Khách

Nước Tần tuy bị thua một trận lớn ờ Hàm Đan, nhưng thực lực còn rất mạnh. Lịch sử Trung Quốc ghi lại năm sau (256 trước Công nguyên), lại đem quân đánh thắng hai nước Hàn, Triệu. Sau đó, quyết diệt luôn vương triều Chu đến lúc đó chỉ còn tồn tại trên danh […]

Tần Vương Diệt Sáu Nước

Tần Vương Diệt Sáu Nước

Tần Vương giết chết Kinh Kha, lập tức hạ lệnh cho đại tướng Vương Tiễn gấp rút đánh nước Yên. Thái tử Đan dẫn quân chống lại, nhưng đâu phải là đối thủ của quân Tần, nên bị đánh tan tác ngay. Yên Vương Hỷ và thái tử Đan chạy tới Liêu Đông. Tần Vương […]

Trương Lương học binh pháp như thế nào

Trương Lương học binh pháp như thế nào

Trương Lương đã học binh pháp như thế nào? Có một truyện truyền kỳ nói rằng: Một lần, Trương Lương đi dạo trên một chiếc cầu lớn, thấy một ông già chân đi giày vải thô đang ngồi bên cầu. Thấy Trương Lương, ông già cố ý co chân lại, một chiếc giầy rơi xuống […]

Tôn Tẫn, danh tướng Trung Quốc thời Chiến Quốc (thế kỷ IV TCN)

Tôn Tẫn, danh tướng Trung Quốc thời Chiến Quốc (thế kỷ IV TCN)

Sử ký của Tư Mã Thiên cho rằng Tôn Tẫn là cháu xa đời của Tôn Vũ. Tôn Tẫn (năm sinh và mất không rõ) quê giữa vùng đất A (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc); người cùng thời với Tề Uy Vương và Tề Tuyên Vương. Như vậy, thời gian hoạt động của […]

Chu Nguyên Vương: Cơ Nhân

Chu Nguyên Vương: Cơ Nhân

Chu Nguyên Vương tên thật là Cơ Nhân. Con của Chu Kính Vương. Kế vị sau khi Kính Vương chết. Trị vì 7 năm, bị bệnh chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 469 TCN * Năm mà Cơ Nhân lên kế vị (475 TCN), lịch sử […]

Chu Ai Vương: Cơ Khứ Tật

Chu Ai Vương: Cơ Khứ Tật

Chu Ai Vương tên thật là Cơ Khứ Tật là con cả của Chu Định Vương. Kế vị sau khi Chu Định Vương chết. Trị vì được 3 tháng, bị em trai là Cơ Thúc giết chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 441 TCN * Sau […]

Chu Tư Vương: Cơ Thúc

Chu Tư Vương: Cơ Thúc

Chu Tư Vương tên thật là Cơ Thúc là con của Chu Định Vương, em của Chu Ai Vương. Ông ta giết anh để đoạt ngôi. Trị vì được 5 tháng. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 441 TCN Tháng 8/441 lại bị em trai là Cơ Nguy giết. Mai táng ở ngoại ô […]

Chu Khảo Vương: Cơ Nguy

Chu Khảo Vương: Cơ Nguy

Chu Khảo Vương tên thật là Cơ Nguy. Con của Chu Định Vương, giết anh để đoạt ngôi. Trị vì 15 năm, bị bệnh chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 420 TCN * Thời gian Cơ Nguy trị vì, phong cho em trai là Cơ Kiết […]

Chu Uy Liệt Vương: Cơ Vương

Chu Uy Liệt Vương: Cơ Vương

Chu Uy Liệt Vương tên thật là Cơ Ngưu, là con của Chu Khảo Vương. Kế vị sau khi cha chết. Trị vì 24 năm, ốm chết. Mai táng ở thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 402 TCN Năm 403, Cơ Ngưu đã sắc phong chư hầu […]

Chu An Vương: Cơ Kiêu

Chu An Vương: Cơ Kiêu

Chu An Vương tên thật là Cơ Kiêu, là con của Chu Uy Liệt Vương, kế vị sau khi cha chết. Trị vì 26 năm, bị bệnh chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 376 TCN * Trong thời gian Cơ Kiêu trị vì, năm 391 TCN […]

Chu Liệt Vương: Cơ Hỉ

Chu Liệt Vương: Cơ Hỉ

Chu Liệt Vương tên thật là Cơ Hỉ, là con của Chu An Vương, kế vị sau khi cha chết. Trị vì 7 năm, bị ốm chết. An táng ở ngoại ô Bất Minh. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 369 TCN Thời gian Cơ Hỉ trị vì cũng là thời gian cuối cùng […]

Chu Hiển Vương: Cơ Biển

Chu Hiển Vương: Cơ Biển

Chu Hiển Vương tên thật là Cơ Biển, là con của Chu An Vương, em của Chu Liệt Vương. Kế vị sau khi Liệt Vương chết. Trị vì 8 năm. Bị bệnh chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 321 TCN *Cơ Biển trong thời gian trị […]

Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm