Đế Nghiêu: Y Kỳ Phòng Huân – hiệu Đào Đường thị

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Đế Nghiêu, họ Y Kỳ, tên Phòng Huân, hiệu Đào Đường thị, còn gọi là Đường Nghiêu, là một vị vua huyền thoại, một trong Ngũ Đế thời cổ Trung Quốc. Vua Nghiêu là một quân tử nhân đức thọ 118 tuổi, trị vì 98 năm, táng ở Tế Âm (nay thuộc huyện Hà Tắc tỉnh Sơn Đông). Một thuyết khác nói: những năm cuối đời ông bị Thuấn đoạt ngôi, giam ở Bình Dương (nay thuộc huyện Lâm Phần tỉnh Sơn Tây).

Tranh lụa vẽ Đế Nghiêu thời Tống
Tranh lụa vẽ Đế Nghiêu thời Tống

Đế Nghiêu làm thủ lĩnh bộ lạc liên minh thuộc hậu kỳ xã hội thị tộc phụ hệ. Năm 13 tuổi được phong đất ở Dao (nay thuộc gò Nam Dao huyện Hà Tắc tỉnh Sơn Đông). 16 tuổi được bầu làm thủ lĩnh, dời đô đến Bình Dương, ông ta nhân đức thật thà tiết kiệm. Làm việc nghiêm minh, sẵn sàng xả thân vì nhân dân, ông trọng những người hiền tài.

Ví dụ sai Hậu Quý trông nom nông nghiệp, Thuân trông coi công nghiệp, Cao Dao trông coi tư pháp, Quy trông coi lễ nhạc, Thuấn quản lý giáo dục, Khiết quản lý quân đội. Vì vậy thiên hạ thái bình trăm họ đều an cư lạc nghiệp.

Ông ta am hiểu thiên văn, làm ra lịch, thường trưng cầu ý kiến của các thủ lĩnh bộ lạc 4 phương, sai Cổn trị thủy.

Những năm cuối đời chọn Thuấn kế vị, lo ngại con trưởng là Đan Thất không bằng lòng liền sai anh ta đến vùng Đan Thủy thuộc phương Nam, ra lệnh cho Hậu Quý giám sát Đan Thất. Về sau, Đan Thất nghe lời Tam Miêu xúi giục đã dẫn quân về kinh làm loạn. Nghiêu đích thân đi dẹp loạn. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, máu chảy thành sông. Cuối cùng bắt được Đan Thất, anh ta xin tha mạng. Vua Nghiêu nói: “Cha không thể lấy đau khổ của thiên hạ để đổi lấy ích lợi cho con”, sai người giết Đan Thất và nhường ngôi cho Thuấn, phương thức lựa chọn người kế vị trong sử gọi là “nhường ngôi”. ”

Thượng thư Nghiêu điển” nói: Nghiêu được bà con trăm họ mến yêu, bị bệnh chết ở Dương Thành (nay thuộc phía Đông Nam huyện Đăng Phong tỉnh Hà Nam), khi ông chết họ thương tiếc như chính cha mẹ mình.

“Sơn hải kinh. hải nội nam tinh” lại nói: Đế Nghiêu vào những năm cuối đời tính tình thay đổi, ông nhường ngôi cho Đan Thất, Thuấn không phục đã nổi dậy phản đối.

“Sử kí. Ngũ đế bản kí” nói: “Thuấn giam giữ Nghiêu, còn cấm Đan Thất gặp mặt cha”.

“Sử Thông Nghi Cổ Biên” nói “Thuấn giam Nghiêu ở Bình Dương, rồi đoạt ngôi vị”.

Đế Vương Trung Hoa,

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Hoàng Đế đánh Xuy Vưu

Hoàng Đế đánh Xuy Vưu

Cách đây khoảng hơn bốn ngàn năm, ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều thị tộc và bộ lạc sinh sống. Bộ lạc do Hoàng Đế làm thủ lĩnh ban đầu sống ở vùng Cơ Thủy thuộc Tây Bắc Trung Quốc, sau dời tới vùng Trác Lộc (nay là Trác Lộc, Hoài […]

Nghiêu – Thuấn nhường ngôi

Nghiêu – Thuấn nhường ngôi

Theo truyền thuyết lịch sử Trung Quốc, sau thời kỳ Hoàng Đế, trước sau còn có ba thủ lĩnh liên minh bộ lạc rất nổi tiếng, là Nghiêu, Thuấn và Vũ. Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn Họ vốn là thủ lĩnh của một bộ lạc, sau mới được bầu là thủ lĩnh của liên minh […]

Hoàng Đế: Lãnh tụ tài cán nhất lịch sử Trung Quốc

Hoàng Đế: Lãnh tụ tài cán nhất lịch sử Trung Quốc

Vào thời đó công xã thị tộc ở Trung Quốc không ngừng mở rộng hoặc sáp nhập, dần dần hình thành bộ lạc, vài bộ lạc cũng có thể gọi là Bộ tộc. Hoàng đế chính là một vị lãnh tụ của Liên minh Bộ lạc nổi tiếng ở lưu vực sông Hoàng Hà thời […]

Phục Hy: một trong “Tam Hoàng” thời thượng cổ Trung Quốc

Phục Hy: một trong “Tam Hoàng” thời thượng cổ Trung Quốc

Phục Hy họ Phong, còn gọi là Thái Hạo, theo truyền thuyết ông ta trị vì 150 năm, chết ở huyện Trần (nay là huyện Hoài Dương tỉnh Hà Nam). Trong truyền thuyết ông ta là thủ lĩnh nổi tiếng của dân tộc Đông Di, là người đầu tiên trong “Tam Hoàng” thời thượng cổ Trung Quốc. […]

Viêm Đế – Thần Nông

Viêm Đế – Thần Nông

Thần Nông, thường được gọi là Viêm Đế, ông ta họ Khương hiệu là: Thần Nông thị, Liên Sơn thị, trị vì 140 năm. Là một trong “Tam hoàng” nổi tiếng thời thượng cổ Trung Quốc. Ông ta dùng gỗ làm các công cụ trong nông nghiệp như: Cày, bừa – lãnh đạo nhân dân […]

Thiếu Hạo: Kỷ Chất – hiệu Kim Thiên thị

Thiếu Hạo: Kỷ Chất – hiệu Kim Thiên thị

Thiếu Hạo, họ Kỷ, tên Chí hoặc Chất, hiệu Kim Thiên thị, một số hiệu khác: Cùng Tang thị, Thanh Dương thị. Là con trai của Hiên Viên Hoàng Đế. Sống đến 100 tuổi, trị vì 84 năm, chết ở Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông. Nơi an táng: núi Vân Dương (nay thuộc phía Tây […]

Chuyên Húc – hiệu Cao Dương thị

Chuyên Húc – hiệu Cao Dương thị

Chuyên Húc họ Cơ, hiệu Cao Dương thị, là một trong “Ngũ đế” của Trung Quốc thời cổ đại. Ông sống đến 98 tuổi, trị vì 78 năm, táng ở phía Đông Nam huyện Bồ Dương tỉnh Hà Nam, chết hóa thành ngư phụ (nửa người nửa cá). Tranh vẽ Chuyên Húc thời Hán Chuyên […]

Đế Khốc: Cơ Tuấn – hiệu Cao Tân Thị

Đế Khốc: Cơ Tuấn – hiệu Cao Tân Thị

Đế Khốc, họ Cơ, tên là Tuấn, hiệu Cao Tân Thị, sống đến 100 tuổi, trị vì 70 năm, táng ở Bắc Dương tỉnh Hà Nam, một thuyết khác nói táng ở phía Tây Nam huyện Thanh Phong tỉnh Hà Nam. Đế Khốc, Cao Tân giả, Hoàng Đế chi tằng tôn dã Đế Khốc, là […]

Đế Thuấn: Diêu Trọng Hoa – Ngu Thuấn

Đế Thuấn: Diêu Trọng Hoa – Ngu Thuấn

Đế Thuấn, họ Diêu, tên là Trọng Hoa, sử sách gọi là Ngu Thuấn, là một người nhân đức, trị vì 50 năm, trên đường đi tuần ở phương Nam bị chết ở Thương Đồng (nay thuộc phía Đông Nam huyện Thủ Nguyên tỉnh Hồ Nam) thọ 100 tuổi, táng ở núi Cửu Nghi (nay […]

Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm