Chu Tương Vương: Cơ Trịnh

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Sau khi Chu Huệ Vương chết, Cơ Trịnh lo lắng Tử Đế tranh chấp ngôi vị nên bí mật phát tang và sai người tới Tề Hoàn Công nhờ giúp đỡ. Tề Hoàn Công lập tức triệu tập đại hội sứ giả ở đất Thao (phía Tây huyện Quyên Thánh tỉnh Sơn Đông), tuyên bố giúp Cơ Trịnh nên ngôi Thiên Tử. Sau khi Cơ Trịnh nên ngôi mới dám tuyên bố cái chết của Huệ Vương.

Tử Đế không can tâm thất bại, từ năm 648 TCN trở đi – vài lần cùng quân Nhung đi đánh vua Chu nhưng đều thất bại.

Năm 639 TCN, Cơ Trịnh phát hiện vương hậu Quy Thị lén lút cấu kết với Tử Đế. Cơ Trịnh lập tức phế truất vương hậu. Nhận được tin này, Tử Đế lại dẫn quân Nhung đi đánh nước Chu, chiếm lĩnh được đô thành. Cơ Trịnh vội vàng chạy trốn và ẩn trốn ở vùng đất Tị của nước Trịnh (nay thuộc huyện Tương Thành tỉnh Hà Nam) và đi cầu cứu các nước chư hầu.

Vào năm 635 TCN, Tấn Văn Công mượn danh nghĩa thiên tử xuất quân đi đánh Tử Đề lúc này đang cư trú tại đất Ôn và bắt giữ được Tử Đề, sau đó đón Cơ Trịnh quay về đô thành, áp giải Tử Đề về cung và khép vào tội chết, bình định được nội chiến. Cuộc nội chiến này trong sách gọi là “cuộc tạo phản của Tử Đề”.

Cơ Trịnh mở yến tiệc chiêu đãi Tấn Văn Công. Tấn Văn Công xin Cơ Trịnh cho hưởng một điều kiện (Nếu sau này Tấn Văn Công chết cho ông ta hưởng nghi lễ mai táng như một thiên tử), nhưng Cơ Trịnh đã khôn khéo chối từ điều kiện đó và phong cho Tấn Văn Công 4 vùng đất: Dương, Phàn, Ôn, Nguyên và Toàn Mao. Ba năm trước, hai nước Tần, Tấn đã tự tiện dời một chi nhánh của tộc Nhung đến vùng Y Xuyên thuộc phạm vi đất nhà Chu (nay thuộc Y Hà ở phía Nam thành phố Lạc Dương) chiếm cứ vùng đất này. Như vậy, địa bàn của nhà Chu chỉ còn 100 dặm.

Năm 651 TCN thời gian Cơ Trịnh trị vì, Tề Hoàn Công cho mở đại hội liên minh ở đất Đặng Khâu của nước Tống (nay thuộc phía Đông Bắc huyện Lan Khải tỉnh Hà Nam), đến dự đại hội có Lỗ Hỉ Công, Tống Tương Công, Vệ Văn Công, Trịnh Văn Công, Hứa Hỉ Công, Tào Cung Cảng… họ đều nhất trí bầu Tề Hoàn Công làm minh chủ. Để cảm ơn sự giúp đỡ của Tề Hoàn Công, Cơ Trịnh đã sai Chu Công Tề Khổng tới tham gia đại hội và mang rượu thịt mà thiên tử Chu đã cúng tế tổ tiên tặng cho Tề Hoàn Công, và bảo Tề Hoàn Công không cần có lễ vật tạ ơn, Cơ Trịnh làm vậy để tỏ ý công nhận chức vị bá chủ của Tề Hoàn Công. Đại hội này trong sách sử gọi là “Đại hội ở Đặng Khâu”, cuộc đại hội này làm cho tiếng tăm của Tề Hoàn Công vang xa.

6 năm sau Tể tướng Quản Trọng bị bệnh và chết, hai năm sau nữa Tề Hoàn Công cũng ốm chết, 5 người con của Tề Hoàn Công tranh giành nhau kế vị, nội chiến xảy ra liên miên, sức lực trong nước suy yếu dần, vì vậy nước Tế mất đi địa vị bá chủ. Người tiếp nhận địa vị bá chủ là Tống Tương Công, ông ta là Chư hầu chỉ thích lý luận suông về nhân nghĩa đạo đức.

Tháng 11/638 TCN, nước Sở tấn công nước Tống, Tống Tương Công dẫn đầu đại quân chặn đánh ở vùng đất Hà (nay thuộc Hà Nam) Tống Tương Công bị thua trận.

Tháng 4/632 TCN, Tấn Văn Công thống lĩnh quân đội đi đánh quân Sở ở đất Bộc (nay thuộc huyện Bộc tỉnh Hà Nam), chiến thắng lừng lẫy, Tấn Văn Công mang 1000 tù binh nước Sở và 100 chiến xe cống cho Cơ Trịnh, Cơ Trịnh tặng lại cho Tấn Văn Công 100 chiếc cung màu hồng và 1000 chiếc cung màu đen, đồng thời còn bằng lòng cho Tấn Văn Công đi chinh phạt các nước Chư hầu khác.

Mùa đông năm 632 TCN, Tấn Văn Công mở đại hội chư hầu ở đất Tiền Thổ thuộc địa phận nước Trịnh (nay thuộc phía Tây Nam Huyện Nguyên Dương tỉnh Hà Nam), Tề Văn Công muốn tăng thêm danh vọng và tiếng tăm, nên âm thầm sai người đi mời Cơ Trịnh tới tham gia đại hội. Cơ Trịnh thấy đường đường là đấng thiên tử vậy mà đi tham gia đại hội, quả thật rất khó xử, nhưng Cơ Trịnh rất sợ uy lực của nước Tần, suy đi tính lại cuối cùng Cơ Trịnh phải tới tham gia đại hội. Về sau Khổng Tử viết về thời Xuân Thu đã viết về chuyện này là “Thiên Tử đi săn ở Hà Dương”, làm vậy cốt để giữ thể diện cho vua Chu. Tấn Văn Công trở thành bá chủ uy hiếp Trung Nguyên.

Tiếp nhận chức vị bá chủ của Tấn Công là Tần Mục Công. Tần Mục Công trọng dụng những người hiền tài như Bách Lí Hề, tăng cường sức mạnh trong nước. Vào năm 624 TCN, Tần Mục Công đã mang quân chinh phạt nước Tấn giành được thắng lợi, uy danh vang lừng, hơn 20 nước nhỏ thuộc tộc Nhung và các bộ lạc đều quy thuận nước Tần, Tần Mục Công được tôn là bá chủ của tộc Nhung ở miền Tây. Thế lực của nước Tần rất mạnh và phát triển xuống phía Đông được hơn 1000 dặm. Cơ Trịnh sai sứ giả mang 12 chiếc trống đồng tặng vua Tần, điều đó cho thấy đã công nhận địa vị bá chủ của Tần Mục Công.

Tháng 8/619 TCN, Cơ Trịnh ốm chết, sau khi ông ta chết lập miếu đặt hiệu là Tương Vương

 

 

 

Đế Vương Trung Hoa,

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Câu Tiễn nằm gai nếm mật

Câu Tiễn nằm gai nếm mật

Ngô Vương Hạp Lư đánh bại nước Sở, trở thành bá chủ ở phương Nam. Nước Ngô vốn bất hòa với nước láng giềng là nước Việt (đô thành ở Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang ngày nay) Lịch sử Trung Quốc năm 496 trước Công nguyên, Việt vương Câu Tiễn lên ngôi, Ngô Vương nhân […]

Phạm Lãi và Văn Chủng

Phạm Lãi và Văn Chủng

Việt Vương Câu Tiễn chỉnh đốn chính sự, khuyến khích sản xuất, làm cho thế nước dần dần giàu mạnh lên. Ông liền cùng hai đại phu là Văn Chủng và Phạm Lãi bàn bạc về kế hoạch đánh Ngô. Lúc đó, Ngô Vương Phù Sai vì đã được làm bá chủ nên trở thành kiêu căng, […]

Tôn Vũ (Tôn Tử) nhà quân sự kiệt xuất

Tôn Vũ (Tôn Tử) nhà quân sự kiệt xuất

Tôn Vũ là nhà quân sự kiệt xuất thời cổ đại Trung Quốc. Tự là Trường Khanh, người đời sau tôn xưng là Tôn Tử hoặc Tôn Vũ Tử, sinh tại Lạc An, nay là huyện Huệ Dân tỉnh Sơn Đông Trung Quốc, xưa thuộc nước Tề. Không có tư liệu nào về năm sinh […]

Chu Bình Vương: Cơ Ý Cữu

Chu Bình Vương: Cơ Ý Cữu

Chu Bình Vương tên thật là Cơ Ý Cữu (một số tài liệu tên là Cơ Nghi Cữu). Ông là con trai của Chu U Vương. U Vương bị giết, ông ta được giúp làm vua. Trị vì 51 năm, chết ở Lac An (nay thuộc thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam) mai táng […]

Chu Hoàn Vương: Cơ Lâm

Chu Hoàn Vương: Cơ Lâm

Chu Hoàn Vương tên thật là Cơ Lâm, là cháu của Chu Bình Vương, kế vị sau khi Bình Vương chết. Trị vì 23 năm, bị bệnh chết, táng trên núi Hoàn Dương huyện Mãnh Trì tỉnh Hà Nam. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 697 TCN * Cơ Lâm là con trai của […]

Chu Định Vương: Cơ Du

Chu Định Vương: Cơ Du

Chu Định Vương tên thật là Cơ Du là con của Chu Khuông Vương, kế vị sau khi Khuông Vương chết, trị vì 21 năm. Tháng 11/586 TCN bị ốm chết, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 586 TCN * Thời gian Cơ Du trị vì, triều Chu […]

Chu Trang Vương: Cơ Đà

Chu Trang Vương: Cơ Đà

Chu Trang Vương tên thật là Cơ Đà, là con trai cả của Chu Hoàn Vương, kế vị sau khi Hoàn Vương chết. Trị vì 15 năm, mai táng ở đâu không rõ. Nam sinh, năm mất: ? TCN – 682 TCN * Năm thứ ba, sau khi Cơ Đà lên kế vị, (694 TCN) […]

Chu Ly Vương: Cơ Hồ Tề

Chu Ly Vương: Cơ Hồ Tề

Chu Ly Vương tên thật là Cơ Hồ Tề, là con trai của Chu Trang Vương, kế vị sau khi Trang Vương chết, trị vì được 5 năm, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 677 TCN *Thời Trang Vương trị vì, Cơ Hồ Tề được lập làm thái […]

Chu Huệ Vương: Cơ Lãng

Chu Huệ Vương: Cơ Lãng

Chu Huệ Vương tên thật là Cơ Lãng. Ông là con trai của Chu Ly Vương, kế vị sau khi Chu Ly Vương chết, trị vì 25 năm, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 652 TCN * Mùa thu năm thứ hai (675 TCN) sau khi Cơ Lãng […]

Chu Khoảng Vương: Cơ Nhậm Cự

Chu Khoảng Vương: Cơ Nhậm Cự

Chu Khoảnh Vương tên thật là Cơ Nhậm Cự, là con của Chu Tương Vương, kế vị sau khi Tương Vương chết. Trị vì 6 năm, bị bệnh chết, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 613 TCN * Khi Cơ Nhậm Cự lên kế vị, nền tài chính […]

Chu Khuông Vương: Cơ Ban

Chu Khuông Vương: Cơ Ban

Chu Khuông Vương tên thật là Cơ Ban, là con của Chu Khoảnh Vương, kế vị sau khi Khoảnh Vương chết, trị vị được 6 năm, bị bệnh chết, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 607 TCN * Thời Cơ Ban trị vì triều Chu không phát sinh […]

Chu Giản Vương: Cơ Di

Chu Giản Vương: Cơ Di

Chu Giản Vương tên thật là Cơ Di, là con của Chu Định Vương, kế vị sau khi Định Vương chết. Trị vì 14 năm, bị ốm chết, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 572 TCN * Thời Cơ Di trị vì, triều Chu không phát sinh chuyện […]

Chu Linh Vương: Cơ Tiết Tâm

Chu Linh Vương: Cơ Tiết Tâm

Chu Linh Vương tên thật là Cơ Tiết Tâm con của Chu Giản Vương, kế vị sau khi Giản Vương chết. Vì thương con nhỏ chết yểu nên đau khổ mà chết, mai táng ở núi Chu (nay là núi Ba Đình nước Tây Nam thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam), một chuyện khác […]

Chu Cảnh Vương: Cơ Quý

Chu Cảnh Vương: Cơ Quý

Chu Cảnh Vương tên thật là Cơ Quý. Ông là con thứ hai của Chu Linh Vương. Kế vị sau khi Linh Vương chết. Trị vì 25 năm, bị ốm chết, mai táng ở Địch Tuyền (nay thuộc thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam). Năm sinh, năm mất: ? TCN – 520 TCN Cơ […]

Chu Điếu Vương: Cơ Mãnh

Chu Điếu Vương: Cơ Mãnh

Chu Điếu Vương tên thật là Cơ Mãnh, là con thứ ba của vợ cả Chu Cảnh Vương, kế vị sau khi Cảnh Vương chết. Trị vì 6 tháng thì ốm chết, mai táng ở đâu không rõ. Nam sinh, năm mất: ? TCN – 520 TCN Thời Cảnh Vương trị vì, anh trưởng của […]

Chu Vương Tử: Cơ Triều

Chu Vương Tử: Cơ Triều

Chu Vương Tử tên thật là Cơ Triều. Chu Cảnh Vương sủng ái con cả của vợ lẽ là Cơ Triều, sau khi Cảnh Vương chết, Chu Điếu Vương lên kế vị, Cơ Triều đã làm loạn. Điếu Vương chết, Kính Vương kế vị. Cơ Triều lại đuổi Kính Vương, tự mình lên ngôi. Sau […]

Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm
Tết hàn thực

19 tháng 4 năm 2026

Xem thêm
Lễ phật đản

31 tháng 5 năm 2026

Xem thêm