Chu Huệ Vương: Cơ Lãng

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Chu Huệ Vương tên thật là Cơ Lãng. Ông là con trai của Chu Ly Vương, kế vị sau khi Chu Ly Vương chết, trị vì 25 năm, mai táng ở đâu không rõ.

Năm sinh, năm mất: ? TCN – 652 TCN

* Mùa thu năm thứ hai (675 TCN) sau khi Cơ Lãng lên ngôi, 5 đại phu là Vi Quốc, Biên Bá, Tử Cầm, Chúc Quỵ, Hứa Phụ do nhận lời ủy thác của Trang Vương lúc còn sống là phò tá Tử Đồi (con thứ của Trang Vương) lên ngôi, nên cũng không bằng lòng với việc Cơ Lãng lên ngôi. Họ liên kết với Phỏng Thị, ủng hộ Tử Đồi làm phản, tiến đánh Cơ Lãng, cuối cùng bè cánh của Tử Đồi bị đánh bại chạy biến hết. Tử Đồi chạy đến đất Ôn (nay thuộc phía Tây Nam tỉnh Hà Nam), rồi cùng với Phỏng Thị lại chạy đến nước Vệ. Vệ Huệ Công hận Chu Vương đã bắt giữ con trai mình là Kiềm Mâu trong cuộc chinh chiến, nên Vệ Công liên kết với nước Yên giúp đỡ Tử Đồi.

Mùa đông năm 675, nước Vệ và nước Yên xuất binh đi đánh Cơ Lãng và lập Tử Đồi làm thiên tử. Trịnh Vệ Công đứng ra giảng hòa cuộc hỗn chiến của vương thất nhà Chu nhưng không thành công. Trạng Phụ của vua nước Yên là Xuân Phù đã phải sắp xếp cho Cơ Lãng sống ở đô thành Nguyệt của nước Trịnh (nay thuộc Hà Nam) và phải mang những đồ dùng của vương thất chuyển đến đô thành Nguyệt cho Cơ Lãng dùng.

Mùa xuân năm 673 TCN, Trịnh Lệ Công và Quắc Công gặp mặt nhau ở đất Nhị (nay thuộc huyện Mật tỉnh Hà Nam) cùng mang quân đi đánh Tử Đồi. Liên quân Trịnh-Quắc nhanh chóng tiến công vào đô thành, Tử Đồi và 5 đại phu đang uống rượu trở tay không kịp, bị quân lính giết chết. Trịnh Lệ Công và Quắc Công đón Cơ Lãng trở về đô thành, trả lại ngôi vị thiên tử cho Cơ Lãng. Cuộc nội chiến này trong lịch sử gọi là “Cuộc làm phản của Tử Đồi”.

Để cảm ơn sự giúp đỡ của hai nước Trịnh, Quắc nên Cơ Lãng đã cho nước Quắc vùng đất Tửu Tuyền (nay thuộc 1 dải phía đông tỉnh Thiểm Tây), đem cho nước Trịnh phía đông của vùng Hổ Lao (nay thuộc phía Tây Bắc thành phố Vinh Dương tỉnh Hà Nam). Như vậy cuộc chiến coi như tạm yên ổn, đất đai của vương triều Chu lại bị thu hẹp lại. Trong thời gian Cơ Lãng trị vì, nước Tề liên tiếp đưa quân đi chinh phạt khắp nơi, thu phục các nước nhỏ, mở rộng lực lượng.

Năm 670 TCN, quân Tề diệt nước Quách (nay thuộc tỉnh Sơn Tây), Tề Hoàn Công hỏi các phụ lão sống ở lãnh thổ nước Quách: “Nước Quách làm sao bị diệt vong như vậy?”.

Các phụ lão trả lời: “Bởi vì vua của chúng tôi yêu mến người hiền tài mà không hận người xấu bụng”.

Tề Hoàn Công lại hỏi “Theo lời nói của các vị thì vua của các vị là một người tài đức, tại sao lại để mất nước như vậy?”.

Các phụ lão trả lời: “Vua yêu người hiền mà không biết trọng dụng, ghét người xấu mà không biết loại bỏ, vì vậy dẫn đến mất nước”.

Lúc đó, Khánh Phụ (con của Lỗ Hoàn Công) đã giết vua Tử Thuyền, Mẫn Công, gây ra cuộc đại loạn ở nước Lỗ. Những người sống thời đó nói “Khánh Phụ không chết, nước Lỗ khó lòng giữ được”. Lỗ Hỉ Công sau khi lên ngôi cho giam giữ Khánh Phụ ở Cử Quốc (nay thuộc huyện Cứ tỉnh Sơn Đông). Khánh Phụ biết tội trạng của mình không thể trốn chạy, đành tự tử ở đất Cử Quốc, cuộc nội chiến của nước Lỗ cũng tạm thời dẹp yên. Lúc đó, Vệ Ý Công (vua của nước Vệ) rất thích nuôi chim hạc, Vệ Ý Công thích nhất chim hạc để trang trí, ăn chơi, hưởng lạc, nhân dân đều oán thán.

Tháng 12/660 TCN, quân Nhang tiến công nước Vệ, Vệ Ý Công dân quân chặn đánh ở Vinh Tắc (nay thuộc tỉnh Đông Bắc huyện Vinh Dương tỉnh Hà Nam). Trước khi ra trận các tướng sĩ còn oán thán: “bình thưởng đại vương hậu đãi chim hạc, bây giờ sao không để chim hạc ra trận đi”, lòng quân rối loạn bị đánh đại bại, Vệ Ý Công bị hỗn quân giết chết trở thành tấm gương cho những người thích chơi bời lêu lổng. Vào những năm cuối đời của Cơ Lãng, sủng ái Huệ Hậu (Công chúa nước Trần) đòi phế bỏ thái tử Trịnh, lập con của Huệ Hậu là Tử Đế làm thái tử.

Mùa hè năm 655 TCN, Tề Hoàn Công mở đại hội ở Đô Chỉ (thuộc lãnh thổ nước Vệ) (nay là phía Đông Nam huyện Thái tỉnh Hà Nam) sai mời thái tử Trịnh mà những chư hầu như: Tống Hoàn Công, Lỗ Công, Trần Tuyên Công, Vệ Văn Công, Trịnh Văn Công, Hứa Công. Tào Chiêu Công… tuyên bố giúp đỡ thái tử Trịnh kế vị ngôi thiên tử. Cơ Lãng rất tức giận, liền xúi giục Trịnh Văn Công bội ước, sai Trịnh Văn Công đi liên lạc với nước Sở, và sai người đi đến nước Tấn liên lạc, dự định tập hợp liên minh 4 nước: Chu, Trịnh, Sở, Tấn để đối phó với nước Tề. Nước Tề cho người đi khống chế, sai quân đi đánh Trịnh, làm cho nước Trịnh phản Chu quay về với Tề, vì vậy kế hoạch của Cơ Lãng bị phá bỏ.

Tháng 12/652 TCN, Cơ Lãng ốm chết, sau khi ông ta chết lập triều miếu đặt hiệu là Chu Huệ Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Câu Tiễn nằm gai nếm mật

Câu Tiễn nằm gai nếm mật

Ngô Vương Hạp Lư đánh bại nước Sở, trở thành bá chủ ở phương Nam. Nước Ngô vốn bất hòa với nước láng giềng là nước Việt (đô thành ở Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang ngày nay) Lịch sử Trung Quốc năm 496 trước Công nguyên, Việt vương Câu Tiễn lên ngôi, Ngô Vương nhân […]

Phạm Lãi và Văn Chủng

Phạm Lãi và Văn Chủng

Việt Vương Câu Tiễn chỉnh đốn chính sự, khuyến khích sản xuất, làm cho thế nước dần dần giàu mạnh lên. Ông liền cùng hai đại phu là Văn Chủng và Phạm Lãi bàn bạc về kế hoạch đánh Ngô. Lúc đó, Ngô Vương Phù Sai vì đã được làm bá chủ nên trở thành kiêu căng, […]

Tôn Vũ (Tôn Tử) nhà quân sự kiệt xuất

Tôn Vũ (Tôn Tử) nhà quân sự kiệt xuất

Tôn Vũ là nhà quân sự kiệt xuất thời cổ đại Trung Quốc. Tự là Trường Khanh, người đời sau tôn xưng là Tôn Tử hoặc Tôn Vũ Tử, sinh tại Lạc An, nay là huyện Huệ Dân tỉnh Sơn Đông Trung Quốc, xưa thuộc nước Tề. Không có tư liệu nào về năm sinh […]

Chu Bình Vương: Cơ Ý Cữu

Chu Bình Vương: Cơ Ý Cữu

Chu Bình Vương tên thật là Cơ Ý Cữu (một số tài liệu tên là Cơ Nghi Cữu). Ông là con trai của Chu U Vương. U Vương bị giết, ông ta được giúp làm vua. Trị vì 51 năm, chết ở Lac An (nay thuộc thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam) mai táng […]

Chu Hoàn Vương: Cơ Lâm

Chu Hoàn Vương: Cơ Lâm

Chu Hoàn Vương tên thật là Cơ Lâm, là cháu của Chu Bình Vương, kế vị sau khi Bình Vương chết. Trị vì 23 năm, bị bệnh chết, táng trên núi Hoàn Dương huyện Mãnh Trì tỉnh Hà Nam. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 697 TCN * Cơ Lâm là con trai của […]

Chu Định Vương: Cơ Du

Chu Định Vương: Cơ Du

Chu Định Vương tên thật là Cơ Du là con của Chu Khuông Vương, kế vị sau khi Khuông Vương chết, trị vì 21 năm. Tháng 11/586 TCN bị ốm chết, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 586 TCN * Thời gian Cơ Du trị vì, triều Chu […]

Chu Trang Vương: Cơ Đà

Chu Trang Vương: Cơ Đà

Chu Trang Vương tên thật là Cơ Đà, là con trai cả của Chu Hoàn Vương, kế vị sau khi Hoàn Vương chết. Trị vì 15 năm, mai táng ở đâu không rõ. Nam sinh, năm mất: ? TCN – 682 TCN * Năm thứ ba, sau khi Cơ Đà lên kế vị, (694 TCN) […]

Chu Ly Vương: Cơ Hồ Tề

Chu Ly Vương: Cơ Hồ Tề

Chu Ly Vương tên thật là Cơ Hồ Tề, là con trai của Chu Trang Vương, kế vị sau khi Trang Vương chết, trị vì được 5 năm, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 677 TCN *Thời Trang Vương trị vì, Cơ Hồ Tề được lập làm thái […]

Chu Tương Vương: Cơ Trịnh

Chu Tương Vương: Cơ Trịnh

Sau khi Chu Huệ Vương chết, Cơ Trịnh lo lắng Tử Đế tranh chấp ngôi vị nên bí mật phát tang và sai người tới Tề Hoàn Công nhờ giúp đỡ. Tề Hoàn Công lập tức triệu tập đại hội sứ giả ở đất Thao (phía Tây huyện Quyên Thánh tỉnh Sơn Đông), tuyên bố […]

Chu Khoảng Vương: Cơ Nhậm Cự

Chu Khoảng Vương: Cơ Nhậm Cự

Chu Khoảnh Vương tên thật là Cơ Nhậm Cự, là con của Chu Tương Vương, kế vị sau khi Tương Vương chết. Trị vì 6 năm, bị bệnh chết, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 613 TCN * Khi Cơ Nhậm Cự lên kế vị, nền tài chính […]

Chu Khuông Vương: Cơ Ban

Chu Khuông Vương: Cơ Ban

Chu Khuông Vương tên thật là Cơ Ban, là con của Chu Khoảnh Vương, kế vị sau khi Khoảnh Vương chết, trị vị được 6 năm, bị bệnh chết, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 607 TCN * Thời Cơ Ban trị vì triều Chu không phát sinh […]

Chu Giản Vương: Cơ Di

Chu Giản Vương: Cơ Di

Chu Giản Vương tên thật là Cơ Di, là con của Chu Định Vương, kế vị sau khi Định Vương chết. Trị vì 14 năm, bị ốm chết, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 572 TCN * Thời Cơ Di trị vì, triều Chu không phát sinh chuyện […]

Chu Linh Vương: Cơ Tiết Tâm

Chu Linh Vương: Cơ Tiết Tâm

Chu Linh Vương tên thật là Cơ Tiết Tâm con của Chu Giản Vương, kế vị sau khi Giản Vương chết. Vì thương con nhỏ chết yểu nên đau khổ mà chết, mai táng ở núi Chu (nay là núi Ba Đình nước Tây Nam thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam), một chuyện khác […]

Chu Cảnh Vương: Cơ Quý

Chu Cảnh Vương: Cơ Quý

Chu Cảnh Vương tên thật là Cơ Quý. Ông là con thứ hai của Chu Linh Vương. Kế vị sau khi Linh Vương chết. Trị vì 25 năm, bị ốm chết, mai táng ở Địch Tuyền (nay thuộc thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam). Năm sinh, năm mất: ? TCN – 520 TCN Cơ […]

Chu Điếu Vương: Cơ Mãnh

Chu Điếu Vương: Cơ Mãnh

Chu Điếu Vương tên thật là Cơ Mãnh, là con thứ ba của vợ cả Chu Cảnh Vương, kế vị sau khi Cảnh Vương chết. Trị vì 6 tháng thì ốm chết, mai táng ở đâu không rõ. Nam sinh, năm mất: ? TCN – 520 TCN Thời Cảnh Vương trị vì, anh trưởng của […]

Chu Vương Tử: Cơ Triều

Chu Vương Tử: Cơ Triều

Chu Vương Tử tên thật là Cơ Triều. Chu Cảnh Vương sủng ái con cả của vợ lẽ là Cơ Triều, sau khi Cảnh Vương chết, Chu Điếu Vương lên kế vị, Cơ Triều đã làm loạn. Điếu Vương chết, Kính Vương kế vị. Cơ Triều lại đuổi Kính Vương, tự mình lên ngôi. Sau […]

Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm
Tết hàn thực

19 tháng 4 năm 2026

Xem thêm
Lễ phật đản

31 tháng 5 năm 2026

Xem thêm