Chính sách đối ngoại và đối nội của các vương triều Tân vương quốc

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Đế quốc Ai Cập được hình thành là do kết quả của chính sách bành trướng bằng vũ lực của các Pharaoh Ai Cập. Trong chính sách đối ngoại, các Pharaoh thời Tân vương quốc luôn theo đuổi đường lối vũ trang xâm lược, mở rộng lãnh thổ.

Nhưng để đạt được điều đó, các Pharaoh dùng vũ lực và các thủ đoạn ngoại giao và mua chuộc. Điều này thể hiện rõ qua các văn kiện ngoại giao của các quốc vương Babylon, Axiri, Kitanni, Hatti, Síp và của các tiểu vương quốc miền Syria, Palestine… viết cho các Pharaoh Ai Cập, được tìm thấy trong kho lưu trữ công văn của vương triều XVIII phát hiện ở vùng E1 – Amarna. Qua các văn kiện này, người ta thấy Ai Cập đã thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với nhiều nước khu vực Tiền Á, đã cử các đại sứ đặc trách tiến hành các cuộc hội đàm, thường được kết thúc bằng việc kí kết các hiệp ước hay các liên minh quân sự – chính trị.

Các cuộc đàm phán có khi được tiến hành trực tiếp, có khi bằng thư từ, công văn qua các đại sứ, nhưng đều nhằm giải quyết các mâu thuẫn hoặc các cuộc xung đột khác nhau. Trong một bức thư, vua Babylon yêu cầu trừng phạt những kẻ đã ăn cướp một đoàn súc vật thồ hàng của Babylon. Trong một bức thư khác, vua Babylon phản đối việc thiết lập quan hệ ngoại giao của Ai Cập với Axiri, mà Babylon cho là nước chư hầu của mình. Còn những bức thư của quốc vương các nước lớn hơn thì lại đề ra những yêu sách cho các Pharaoh, chủ yếu là những yêu sách về vàng, bạc, châu báu để đổi lấy sự ủng hộ của họ. Amenkhotep Ill (1455 – 1424 TCN) đã phải gửi cho vua Axiri 20 talăng vàng để được ông ta ủng hộ.

Như trên đã nói, sau hai lần chiến tranh giữa Ai Cập và Hatti, nhưng đều không phân thắng bại, cuối cùng hai bên phải kí hòa ước, thành lập một liên minh quân sự. Đó là hòa ước quốc tế đầu tiên mà chúng ta được biết.

Để thống trị các miền bị chính phục, các Pharaoh đã đưa quý tộc bản xứ lên làm quốc vương bù nhìn. Trong thư gửi cho Pharaoh, họ thường tự xưng một cách hết sức nhún nhường là “hạt bụi bên chân của Người”. Họ cai trị dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các viên thống đốc do quốc vương Ai Cập cử sang. Dựa vào đội quân chiếm đóng thường trực, các viên thống đốc này tiến hành một chính sách bóc lột, vơ vét của cải và đàn áp mọi sự phản kháng của dân bản xứ.

Trong chính sách đối nội, các Pharaoh thời Tân vương quốc một mặt ra sức củng cố chính quyền chuyên chế và tăng cường lực lượng quân đội để làm công cụ đàn áp và xâm lược, mặt khác thực hiện một số biện pháp nhằm khuyến khích phát triển sản xuất an dân.

Để củng cố chính quyền trung ương, các Pharaoh đã chia đế quốc thành hai miền – miền Bắc và miền Nam, mỗi miền có một viên quan đặc biệt cai quản ; viên quan này do Pharaoh trực tiếp bổ nhiệm. Nhà vua cũng đưa ra bản quy chế quy định rõ công việc của quan Vidia và “văn phòng” của ông ta. Theo bản quy chế này thì quyền hạn của quan Vidia được nới rộng hơn nhiều : Vidia không chỉ trông coi các công trình thủy lợi và ngành nông nghiệp, mọi công việc trong hoàng cung, mà còn chỉ huy quân đội, đứng đầu có quan kiểm soát và giám sát các quan lại địa phương. Quyền lực của các chúa châu cũng bị hạn chế nhiều vì phải chia sẻ bớt cho mấy quan chức khác trong châu do Trung ương bổ nhiệm xuống. Các thị trưởng và người chỉ huy pháo đài đều do vua trực tiếp bổ nhiệm.

Để bảo vệ chính quyền chuyên chế, các Pharaoh luôn chú ý xây dựng một quân đội hùng mạnh. Quân đội Ai Cập trước kia chủ yếu là bộ binh, bây giờ đã có thêm chiến xa. Chiến xa có hai ngựa kéo là một lực lượng đáng sợ thời đó và đó cũng là yếu tố quyết định làm nên chiến thắng của quân đội Ai Cập. Tuy nhiên, qua một số tài liệu có thể biết được lính chiến xa đa số xuất thân từ tầng lớp khá giả, vì chỉ họ mới có đủ tiền để mua vũ khí, xe và ngựa kéo. Trong bộ binh, số lượng lính đánh thuê ngày càng nhiều. Đó là những người ở Nubia, Lybia và các hải đảo đã bị Ai Cập chinh phục. Họ bị bắt đi lính đánh thuê cho Ai Cập. Số lượng lính đánh thuê ngày càng tăng đã là một trong những nguyên nhân làm suy yếu thực lực của quân đội Ai Cập.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Sự xuất hiện xã hội có giai cấp ở Ai Cập

Sự xuất hiện xã hội có giai cấp ở Ai Cập

Những di tích văn hóa vật chất của thời kì Cổ vương quốc có thể giúp chúng ta hiểu một cách khái quát quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước ở Ai Cập vào đầu thiên kỉ IV TCN. Lúc này, cư dân ở lưu vực sông Nin đã sống […]

Sơ lược các Vương triều thời Cổ vương quốc Ai Cập

Sơ lược các Vương triều thời Cổ vương quốc Ai Cập

Thời Cổ vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại, bao gồm các vương triều từ thứ III đến thứ VI (khoảng 2900 – 2300 năm TCN) là thời kì hình thành và củng cố nhà nước trung ương tập quyền. Đây cũng là thời kì phát triển thịnh đạt đầu tiên về các […]

Sự phát triển của nền kinh tế Ai Cập thời Cổ vương quốc

Sự phát triển của nền kinh tế Ai Cập thời Cổ vương quốc

Sự thống nhất Ai Cập thành một quốc gia rộng lớn là điều kiện hết sức thuận lợi cho nền kinh tế đất nước phát triển. Điều đó được biểu hiện trước hết trong công tác thủy lợi. Thủy lợi được chú trọng Ngay từ thời Mênét, người Ai Cập đã tiến hành xây dựng các […]

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thống nhất

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thống nhất

Sau gần 600 năm phát triển hưng thịnh, nhà nước Ai Cập thống nhất bắt đầu suy yếu dần từ vương triều VI trở đi. Sự phát triển hưng thịnh đó dựa trên sức mạnh của một chính quyền chuyên chế quân sự. Những cuộc chiến tranh liên miên của các vương triều đi xâm […]

Sự phát triển của các ngành kinh tế thời Trung vương quốc Ai Cập

Sự phát triển của các ngành kinh tế thời Trung vương quốc Ai Cập

Sự thống nhất lại Ai Cập dưới vương triều XI – XII là một nhân tố hết sức quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế ở trong nước. Ngành kinh tế chính của Ai Cập là nông nghiệp, sự phát triển của nó phần lớn phụ thuộc vào việc chính […]

Quan hệ xã hội và đấu tranh giai cấp ở thời Trung vương quốc

Quan hệ xã hội và đấu tranh giai cấp ở thời Trung vương quốc

Ở thời Trung vương quốc, xã hội Ai Cập càng phân hóa mạnh mẽ. Do sự phát triển của sản xuất ở trong nước và do chiến lợi phẩm của các cuộc chiến tranh xâm lược ngày càng nhiều nên của cải và số lượng nô lệ chiến tranh ngày càng tăng Iên. Vì thế, […]

Sự phát triển của sức sản xuất thời Tân vương quốc

Sự phát triển của sức sản xuất thời Tân vương quốc

Vẫn như trước đây, nền kinh tế Ai Cập thời Tân vương quốc dựa chủ yếu trên sự phát triển của ngành nông nghiệp tưới tiêu. Nhưng đến thời kì này, ngành nông nghiệp đã có bước phát triển mới. Bước tiến đó thể hiện trước hết trong kĩ thuật canh tác. Công cụ bằng […]

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thời Hậu kì vương quốc

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thời Hậu kì vương quốc

Từ vương triều thứ XXI trở đi là thời Hậu kì vương quốc trong lịch sử Ai Cập. Đó là thời kì khủng hoảng, suy vong của nhà nước Ai Cập cổ đại, là thời kì phân liệt và loạn lạc trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Vào giữa thế kỉ X TCN, một […]

Văn tự Ai Cập cổ đại: Chữ tượng hình

Văn tự Ai Cập cổ đại: Chữ tượng hình

Cũng như các loại chữ viết cổ của người Sume, người Ấn Độ hay người Trung Quốc, văn tự cổ của người Ai Cập được hình thành từ những hình vẽ và các kiểu hoa văn có từ thời nguyên thủy. Về hình dạng, chữ Ai Cập lúc đầu rất giống với hình các sự […]

Văn học và nghệ thuật Ai Cập thời cổ đại

Văn học và nghệ thuật Ai Cập thời cổ đại

Văn học Ai Cập bắt nguồn từ các sáng tác dân gian, phát triển từ rất sớm, ngay từ giai đoạn đầu thời Cổ vương quốc. Đến thời Trung vương quốc, văn học phát triển mạnh và thời kì này được gọi là thời hoàng kim “cổ điển” của văn học Ai Cập. Về thể […]

Tôn giáo và triết học Ai Cập thời cổ đại

Tôn giáo và triết học Ai Cập thời cổ đại

Để nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng của người Ai Cập thời cổ đại, các sử gia hiện nay có trong tay nguồn tài liệu hết sức phong phú bao gồm các bản cổ văn, các di tích kiến trúc đền thờ, miếu mạo và cả những tranh tượng nghệ thuật nữa. Qua các […]

Sự tích lũy các tri thức khoa học thời Ai cập cổ đại

Sự tích lũy các tri thức khoa học thời Ai cập cổ đại

Do nhu cầu của đời sống kinh tế và xã hội, ở Ai Cập thời cổ đại đã xuất hiện những mầm mống của khoa học. Trong các bảng cổ văn, người ta thấy đã có từ “tri thức” và “người hiểu biết” để phân biệt với những người còn lại. Thiên văn Một trong […]

Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm