Chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư (492 – 448 TCN)

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư là một trong hai cuộc chiến lớn nhất xảy ra trong lịch sử Hi Lạp nói chung và Aten nói riêng. Thắng lợi cuối cùng thuộc về người Hi Lạp. Thắng lợi của người Hi Lạp trước đế quốc Ba Tư hùng cường đã dọn đường cho Hi Lạp nói chung và Aten nói riêng bước vào thời kì phát triển cực thịnh, đạt tới điểm đỉnh của chế độ chiếm nô ở khu vực Địa Trung Hải, điểm đỉnh của nền văn minh cổ đại.

Nguyên nhân

Nguyên nhân sâu xa

Đế quốc Ba Tư là một đế quốc hùng cường ở Tây Á được thiết lập từ giữa thế kỉ VI TCN, dưới thời vua Xirút (558 – 529 TCN). Tới thời kì trị vì của vua Đariut I (521 – 485 TCN) cương vực lãnh thổ của Ba Tư đã hết sức rộng lớn. Bao gồm hàng loạt những trung tâm văn minh của thế giới cổ đại phương Đông: phía bắc tới tận biển Caxpiên, Hắc Hải, phía nam tiếp giáp với vịnh Pécxích (gồm cả Ai Cập), phía đông giáp sông Ấn và phía tây tiếp giáp với các thành bang Hi Lạp ở Tiểu Á và trên biển Êgiê. Ba Tư có một lực lượng quân sự hùng hậu (cả bộ binh, kị binh và hải quân), với một tham vọng cũng hết sức lớn : khống chế biển Caxpiên, Hắc Hải, Địa Trung Hải, xâm nhập các thành bang Hi Lạp (kể cả miền lục địa). Nền độc lập của Hi Lạp bị đe dọa trong khi đó Hi Lạp nhất là Aten sau cải cách của Clixten cũng đang thèm khát vươn ra các khu vực xung quanh. Cuộc đụng độ giữa Hi Lạp – Ba Tư xảy ra chính là xuất phát từ nguyên nhân sâu xa đó.

Nguyên nhân trực tiếp

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh là phong trào đấu tranh và nổi dậy của các thành bang Hi Lạp (ở Tiểu Á) đang nằm trong sự khống chế của Ba Tư, điển hình là cuộc nổi dậy của dân chúng thành Milê. Vào năm 509 TCN, Milê đã kêu gọi Aten và các thành bang Hi Lạp khác giúp sức. Aten đã cử 20 chiến thuyền với quân thiện chiến cùng thành bang Êrêtơri (trên đảo Ơbê) sang giúp. Được tiếp viện, Milê đã vây hãm và hạ được thành Xácđơ – thủ phủ của tổng đốc Ba Tư ở Tiểu Á. Đariút I đã điều quan tới trấn áp và mãi tới năm 494 TCN mới đàn áp được Milê (Thành Milê bị phá huỷ, thanh niên trai tráng hoặc bị giết hoặc bị biến thành tù binh nô lệ. Phụ nữ, trẻ em bị bắt đưa về Ba Tư bán làm nô lệ. Vốn sẵn có ý đồ xâm lược, viện cớ Aten và Êrêtơri đã giúp Milê làm phản, Đariút I quyết định dùng vũ lực tuyên chiến với các thành bang Hi Lạp và chủ động tấn công Aten. Chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư bùng nổ và diễn ra ngay trên phần đất Hi Lạp.

Chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư

Về phía Ba Tư, hai lần tiến quân sang Hi Lạp không thành, vẫn không làm cho các vua chúa Ba Tư từ bỏ tham vọng xâm lược của mình. Năm 485 TCN, Đariút I chết, con trai là Xécxét lên thay quyết tâm thực hiện mơ ước của cha mình. Y tăng cường chuẩn bị những đợt tiến quân mới. Xécxét cho đào một kênh đào rộng qua eo đất Ácxe (để chiến thuyền Ba Tư tránh phải vượt qua mũi đất Atốt – nơi thường xảy ra những trận bão biển lớn). Xécxét đã huy động sức lực của Ai Cập, Phenixi để bắc một cầu phao dài vượt qua eo Đacđanen. Đồng thời tăng cường tích trữ lương thảo tại nhiều địa điểm trên đường hành quân, tuyển mộ thêm quân.

Ba Tư vẫn không từ bỏ tham vọng của mình. Năm 479 TCN, Ba Tư lại phát động chiến tranh xâm lược Hi Lạp. Từ Tétxali, Mácđôniút thống lĩnh đạo quân Hi Lạp tràn vào xứ Attích, vây hãm thủ đô Aten. Quân đồng minh Hi Lạp do vua Xpác – Paoxanist – chỉ huy được điều tới giải vây cho Aten, và tấn công quân Ba Tư. Mácđôniút phải rút khỏi Attích. Quân đồng minh truy kích và trận tử chiến đã xảy ra ở Plate. Tuyệt đại bộ phận quân lực Ba Tư bị tiêu diệt, tướng Mácđôniút tử trận. Kế hoạch tấn công Hi Lạp lần thứ ba lại thất bại nặng nề.

Nhân đã thắng thế, hải quân Hi Lạp (do vua Xpác – Lêôtisitát và tướng Aten – Xăngtipốt chỉ huy) đã tấn công quân Ba Tư ở Micalơ, giải phóng được các đảo Lexbốt, Xamốt, Kiốt… Hi Lạp còn tấn công hải quân Ba Tư ở vùng biển Đácđanen, Ba Tư liên tiếp thất bại. Năm 448 TCN, Ba Tư buộc phải kí hòa ước với Hi Lạp – hòa ước Callia – thừa nhận quyền độc lập tự chủ của các thành bang Hi Lạp ở Tiểu Á, từ bỏ quyền bá chủ trên biển Egiê.

Chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư kết thúc. Thắng lợi hoàn toàn thuộc về các bang Hi Lạp.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Nguồn sử liệu và lịch sử sử học Hy Lạp

Nguồn sử liệu và lịch sử sử học Hy Lạp

Việc nghiên cứu lịch sử Hi Lạp cổ được bắt đầu từ thời cổ đại. Hiện nay, khoa học lịch sử đã có một khối lượng lớn những tư liệu. Nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Hi lạp Nguồn tư liệu mà các nhà sử học sử dụng để viết về lịch sử Hi […]

Điều kiện tự nhiên và dân cư Hi Lạp cổ đại

Điều kiện tự nhiên và dân cư Hi Lạp cổ đại

Điều kiện tự nhiên Hi Lạp cổ đại Hi Lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải, có lãnh thổ rộng, bao gồm miền lục địa Hi Lạp (Nam bán đảo Ban Công), miền đất ven bờ Tiểu Á, và những đảo thuộc biển Êgiê. Miền lục địa Hi Lạp […]

Văn minh Crét – Myxen (thiên niên kỷ III – II TCN)

Văn minh Crét – Myxen (thiên niên kỷ III – II TCN)

Trước thập kỉ 70 của thế kỉ XIX, văn minh Crét – Myxen trong lịch sử Hi Lạp được biết đến quá sơ sài, mờ nhạt, chủ yếu dựa vào các truyền thuyết hoang đường và qua 2 tập sử thi Iliát – Ôđixê của Hôme. Cho tới những thập kỉ cuối cùng của thế […]

Thành bang Xpác trong lịch sử Hi Lạp

Thành bang Xpác trong lịch sử Hi Lạp

Xpác là một thành bang Hi Lạp được xây dựng sớm nhất trong lịch sử Hi Lạp (ngay từ thế kỉ IX TCN). Nằm trên đồng bằng Lacôni thuộc phía nam Pêlôpône, Xpác có lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp và chăn nuôi. Đồng bằng Lacôni được tạo nên bởi sông Ơrôtát […]

Macedonia và sự thống trị các thành bang Hi Lạp

Macedonia và sự thống trị các thành bang Hi Lạp

Macedonia là một vùng thuộc Nam Âu, tiếp giáp với biên giới phía bắc Hi Lạp. Macedonia có 2 khu vực địa lí: miền thượng là vùng đồi núi, cao nguyên thích hợp với việc chăn nuôi; miền hạ là vùng đồng bằng thuận tiện cho trồng trọt. Macedonia có nhiều gỗ quý, kim loại […]

Cuộc đông chinh của Alexander Macedonia và thời kỳ Hy Lạp hóa

Cuộc đông chinh của Alexander Macedonia và thời kỳ Hy Lạp hóa

Như vũ bão, quân Alexander tràn vào chiếm Babylon, Xudơ, Pécxêpôlít (những thủ phủ quan trọng nhất của Ba Tư). Đế quốc Ba Tư diệt vong sau 200 năm tồn tại. Không dừng lại, Alexander tiếp tục cho quân tràn vào chiếm Ecbatan (kinh độ của vương quốc Medi), Pacti, Báctơria và tiến sâu vào […]

Văn học Hi Lạp cổ đại

Văn học Hi Lạp cổ đại

Trên cơ sở mẫu tự của người Phenixi, người Hi Lạp đã cải biên và sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Hi Lạp. So với hệ thống chữ tượng hình (Ai Cập), hình đinh (Lưỡng Hà), mẫu tự Hi Lạp đạt tới một trình độ cao, có khả năng hoàn thiện, khái quát hệ […]

Những thành tựu khoa học tự nhiên của Hi Lạp cổ đại

Những thành tựu khoa học tự nhiên của Hi Lạp cổ đại

Hi Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của khoa học tự nhiên (Thiên văn học, địa lí, toán học, vật lí, sinh vật, y dược). Là nơi sản sinh ra những con người khổng lồ, kiến thức uyên bác, với những thành tựu đáng giá đóng góp […]

Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa Hi Lạp cổ đại

Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa Hi Lạp cổ đại

Tiếp thu và chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Crét, Ai Cập, Babylon, người Hi Lạp (từ thế kỉ V TCN) đã tạo nên nền nghệ thuật hoàn mĩ, đậm tính hiện thực, tính dân tộc “đem lại cho chúng ta sự thỏa mãn về thẩm mĩ… được dùng làm tiêu chuẩn, mẫu mực mà […]

Triết học cổ Hi Lạp

Triết học cổ Hi Lạp

Hi Lạp là quê hương của nền triết học Phương Tây, được hình thành trên cơ sở của nền kinh tế Công thương nghiệp phát triển, xã hội chiếm nô đạt tới mức cao và trên nền tảng của những thành tựu khoa học tự nhiên, ít bị chi phối bởi tôn giáo. Ngay từ […]

Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm