“Chế độ tam hùng lần thứ hai” và sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Cộng hòa

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Cái chết đột ngột của Xêda năm 44 TCN đã tạo ra một bước ngoặt mới của lịch sử Rôma. Trong khi đám bình dân đang đòi hỏi phải xét xử những kẻ đã mưu sát Xêda, thì một bộ tướng của Xêda là Lêpiđuxơ chỉ huy kị binh đã kéo quân đội về Rôma, Antôniuxơ cũng kéo quân về và được Viện nguyên lão cử làm chấp chính quan.

Mặc dù ủng hộ Antôniuxơ, nhưng Viện nguyên lão rất lo sợ y thiết lập lại nền độc tài mới theo kiểu Xêda, có lợi cho quý tộc công thương. Ngược lại, đám bình dân và binh sĩ lại cho rằng Antoniuxơ đã bị Viện nguyên lão mua chuộc, phản bội lại đường lối Xêda. Đúng vào thời điểm đó, Ôctaviuxơ đã xuất hiện. Mặc dù mới có 19 tuổi, nhưng Ôctaviuxơ lại là cháu gọi Xêda bằng cậu, do vậy đám binh sĩ và bình dân hi vọng Ôctaviuxơ sẽ tiếp tục sự nghiệp Xêda, thực hiện lời hứa trước đây của nhà độc tài, cấp cho mỗi người 300 Séctécsium. Trong khi đó, Viện nguyên lão cũng muốn lợi dụng Ôctaviuxơ để kiềm chế quyền uy của Antôniuxơ.

Ôctaviuxơ đã nhanh chóng xây dựng được lực lượng quân sự riêng của mình, nhưng y cũng đủ khôn ngoan để nhận thấy chưa đủ sức chống chọi với cả hai. Kết quả là, tháng 10 năm 43 TCN, Ôctaviuxơ, Antoniuxơ và Lepiđuxơ đã bắt tay nhau trong một thỏa ước được kí kết ở Bônônia, thiết lập nên “chính quyền tam hùng lần thứ hai” trong lịch sử Rôma, cùng nhau nắm giữ quyền chi phối nhà nước Rôma. Theo thỏa ước, chức vụ chấp chính quan trong năm 42 TCN sẽ giao cho Lêpiđuxơ đảm nhiệm. Ngoài vùng Italia, do cả 3 người cùng quản lí, Antôniuxơ được phân chia cai quản xứ Gôlơ, Lêpiđuxơ, Tây Ban Nha và Nam Gôlơ, còn Ôctaviuxơ cai quản các đảo Xixin, Xácđen và Bắc Phi.

Sau khi kí thoả ước, cả ba đã kéo lực lượng quân sự về Rôma và ép Viện nguyên lão, đại hội nhận dân phải trao cho họ những quyền hành vô hạn để quản lí công việc nhà nước Rôma trong thời hạn 5 năm.

Lên cầm quyền “Liên minh tam hùng lần thứ hai”, y đã thẳng tay trấn áp những lực lượng chống đối: 300 nghị viên Viện nguyên lão bị sát hại (tài sản của họ bị tịch thu). Ôctaviuxơ và Antôniuxơ cùng thống lĩnh quân đội Rôma tấn công lực lượng chống đối do Catxiuxơ và Brutuxơ chỉ huy ở vùng Bancăng.

Năm 40 TCN, “tam hùng lần thứ hai” lại tự chia nhau cùng cai quản đế quốc. Antôniuxơ được chia cai quản những vùng đất ở Phương Đông; Lêpiđuxơ cai quản vùng Bắc Phi; Ôctaviuxơ cai quản xứ Gôlơ và Tây Ban Nha. Cả ba tạm thời bắt tay nhau, dựa vào nhau nhưng đồng thời vẫn cố gắng tập hợp, xây dựng lực lượng, chờ thời cơ tiêu diệt nhau để độc quyền nắm lấy Rôma.

Năm 36 TCN, nhờ đánh thắng lực lượng cuối cùng của phe đối lập ở Xixin (do Xếchtiuxơ chỉ huy), thế lực của Ôctaviuxơ ngày một mạnh lên. Khéo léo và khôn ngoan, Ôctaviuxơ ngày càng thu hút được lực lượng binh sĩ và những người ủng hộ Lêpiđuxơ. Quyền lực thực tế của Lêpiđuxơ ở Rôma không còn, “tam hùng lần thứ hai” bắt đầu rạn vỡ.

Trong khi đó, ở Phương Đông, Antôniuxơ sống như một hoàng đế, y kết hôn với nữ hoàng Ai Cập Clêôpát (năm 37 TCN) và đem nhiều đất đai của Rôma ở vùng này tặng hoàng gia Ai Cập với tham vọng lập một giang sơn riêng biệt hùng cứ Phương Đông. Lợi dụng thái độ bất bình của quý tộc Rôma trước những việc làm của Antôniuxơ, Ôctaviuxơ đã thống lĩnh đại quân tấn công. Thế là “Liên minh tam hùng lần hai” tan vỡ.

Năm 31 TCN, trận kịch chiến đã xảy ra ở mũi Actium (thuộc xứ Êpia). Antôniuxơ đại bại, bỏ chạy sang Ai Cập. Năm 30 TCN, Ôctaviuxơ tấn công Ai Cập, thế cùng Antôniuxơ và cả Clêôpát phải tự sát. Ai Cập biến thành một “tỉnh” của đế quốc Rôma.

Những thế lực đối lập và các đối thủ đã bị loại trừ. Ôctaviuxơ độc quyền nắm lấy Rôma. Xã hội Rôma ở thời điểm lịch sử này có những thay đổi mới, cơ sở xã hội của chế độ Cộng hòa không còn nữa, tầng lớp quý tộc thượng lưu giàu có bị suy giảm, những quý tộc loại vừa bao gồm các thương nhân, chủ nô ruộng đất nhỏ, các cựu chiến binh ngày càng chiếm ưu thế và trở thành chỗ dựa của Ôctaviuxơ tạo nên một cơ sở xã hội mới của Rôma.

Khuynh hướng thiết lập một chính quyền quân sự, tập trung, độc tài nhằm bảo vệ quyền lợi của quý tộc chủ nô và củng cố nhà nước chiếm nô Rôma đã thắng thế.

Lịch sử Rôma bước sang trang mới – thời kì đế chế.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Các nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Roma cổ đại

Các nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Roma cổ đại

Nguồn sử liệu về lịch sử Rôma cổ đại khá phong phú, toàn diện bao gồm những tài liệu, hiện vật của khảo cổ học, dân tộc học, chữ viết, văn học… Khảo cổ học Trước hết phải kể đến nguồn tài liệu, hiện vật của khảo cổ học. Ngay từ những năm đầu của […]

Tình hình nghiên cứu lịch sử Rôma cổ đại

Tình hình nghiên cứu lịch sử Rôma cổ đại

Vào những năm 60 của thế kỉ IV, Epprôpi bắt đầu đã có những chuyên khảo về lịch sử Rôma. Những chuyên khảo này đã được dùng như các tài liệu giáo khoa trong các trường trung học ở Bidantium trong một thời gian dài. Tiếp đó cũng ở Bidantium, người ta bắt đầu soạn […]

Điều kiện tự nhiên và tình hình dân cư Rôma thời cổ đại

Điều kiện tự nhiên và tình hình dân cư Rôma thời cổ đại

Nơi phát sinh nền văn minh Rôma cổ đại là Italia, một bán đảo lớn, dài và hẹp hình chiếc ủng nằm chắn ngang Địa Trung Hải. Phía bắc bán đảo có dãy núi Anpơ (Alpes) tạo thành biên giới tự nhiên giữa Italia và châu Âu; ba phía Đông, Tây, Nam đều có biển […]

Thời kỳ “Vương Chính” trong lịch sử Rôma

Thời kỳ “Vương Chính” trong lịch sử Rôma

Nhiều nhà sử học cho rằng thời kì “Vương chính” trong lịch sử Rôma chính là giai đoạn mạt kì của chế độ thị tộc Rôma, giai đoạn tồn tại của tổ chức dân chủ quân sự – hình thái quá độ từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp nhà nước […]

Cải cách của Xecviút TuliÚt và sự ra đời của nhà nước Rôma

Cải cách của Xecviút TuliÚt và sự ra đời của nhà nước Rôma

Nhận rõ vai trò quan trọng của người Pơlép và sự chật hẹp của tổ chức thị tộc, giữa thế kỉ thứ IV TCN, Xécviút Tuliút (khoảng 540 – 530 TCN) đã theo cải cách của Xôlông (Hi Lạp), tiến hành cải cách xã hội ở Rôma. Ông đã chia dân (thực chất là phân […]

Sự thành lập chế độ cộng hòa

Sự thành lập chế độ cộng hòa

Trong thời kì “vương chính”, người Êtơruxcơ có ưu thế ở Rôma, nên các “vua” (Rex) đều là người Êtơruxcơ. Tới thời trị vì của vua cuối cùng trong 7 “vua” của thời “vương chính”, mâu thuẫn giữa người Rôma và Êtơruxcơ đã hết sức căng thẳng. Vào khoảng năm 510 TCN, dân chúng Rôma […]

Những cuộc đấu tranh của người bình dân Pơlép (Plebs)

Những cuộc đấu tranh của người bình dân Pơlép (Plebs)

Cải cách của Tuliút bước đầu đã xoá bỏ được sự cách biệt giữa người Pơlép và Patơrixi về mặt nguồn gốc huyết tộc, nhưng vẫn chưa mang lại cho người Pơlép địa vị tương xứng với vai trò, vị trí của họ trong xã hội. Người Pơlép hầu như vẫn không có quyền lợi […]

Rôma trở thành đế quốc bá chủ khu vực Địa Trung Hải

Rôma trở thành đế quốc bá chủ khu vực Địa Trung Hải

Nhờ việc thiết lập thể chế cộng hòa và quy chế công dân Rôma, thành bang Rôma bên bờ Tibrơ đã có thêm sức mạnh. Nền kinh tế đã phát triển, an ninh xã hội ổn định, lực lượng quân sự hùng hậu, cộng vào đó nhu cầu về ruộng đất cũng tăng lên. Thực […]

Sự phát triển kinh tế của Rôma thời Cộng hòa

Sự phát triển kinh tế của Rôma thời Cộng hòa

Những cuộc chinh chiến và những thắng lợi liên tiếp của Rôma trong các cuộc chiến đã đem lại cho Rôma những nguồn lợi khổng lồ, không kể quyền bá chủ trên vùng biển Địa Trung Hải, quyền đặc biệt ưu đãi của các thuyền buôn Rôma trong các hải cảng. Chiến lợi phẩm mà […]

Sự phát triển của chế độ chiếm nô Rôma thời Cộng hòa

Sự phát triển của chế độ chiếm nô Rôma thời Cộng hòa

Bạn đang xem: Sự phát triển của chế độ chiếm nô Rôma thời Cộng hòa tại Ngày Đặc Biệt Nguyên nhân Để đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn trong các ngành công nghiệp như khai mỏ, gốm sứ, thuộc da, rượu nho, cũng như các dịch vụ buôn bán và chiến tranh […]

Chế độ “tam hùng lần thứ nhất” và nền độc tài Xêda

Chế độ “tam hùng lần thứ nhất” và nền độc tài Xêda

Trong thời gian xảy ra cuộc khởi nghĩa nô lệ do Xpactacuxơ lãnh đạo, mâu thuẫn và xung đột trong nội bộ giai cấp quý tộc chủ nô tạm thời dịu xuống và hòa hoãn. Nhưng ngay sau đó, hai phái quý tộc đối lập lại đối mặt nhau gay gắt hơn. Craxiuxơ và Pompêiuxơ […]

Văn hóa Rôma cổ đại

Văn hóa Rôma cổ đại

Khái quát chung Sau Hi Lạp, Rôma là quốc gia cổ đại của Phương Tây có nền văn hóa phát triển rực rỡ. Sự phát triển ấy có được nhờ 2 yếu tố cơ bản sau đây: Thứ nhất: Nền văn hóa Rôma hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của sự […]

Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm