Câu Tiễn nằm gai nếm mật

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Ngô Vương Hạp Lư đánh bại nước Sở, trở thành bá chủ ở phương Nam. Nước Ngô vốn bất hòa với nước láng giềng là nước Việt (đô thành ở Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang ngày nay)

Lịch sử Trung Quốc năm 496 trước Công nguyên, Việt vương Câu Tiễn lên ngôi, Ngô Vương nhân dịp nước Việt vừa có tang, liền mang quân đánh. Hai bên giao chiến một trận lớn ở đất Túy Lý (nay ở tây nam Gia Hưng, Triết Giang)

Ngô Vương Hạp Lư tin chắc rằng mình có thể đánh thắng, nhưng không ngờ lại bị thất bại, bản thân trúng tên bị trọng thương, vì tuổi đã cao, khi về tới nước Ngô thì chết.

Hạp Lư chết, con là Phù Sai nối ngôi. Trước khi chết, Hạp Lư dặn lại: “Không được quên báo thù nước Việt”.

Phù Sai ghi nhớ lời dặn của cha, bảo người khác thường xuyên nhắc nhở mình; mỗi khi ra vào cửa cung, thủ hạ đều quát lớn: “Phù Sai! Ngươi đã quên mối thù Việt vương đã giết cha ngươi rồi sao?” Phù Sai chảy nước mắt trả lời: “Không. Không dám quên”.

Ông ta sai Ngũ Tử Tư và một đại thần khác là Bá Phỉ luyện tập binh mã, chuẩn bị đánh nước Việt.

Hai năm sau, Ngô vương Phù Sai tự dẫn đại quân đi đánh Việt. Nước Việt có hai quan đại phu giỏi, là Văn Chủng và Phạm Lãi. Phạm Lãi nói với Câu Tiễn: “Nước Ngô luyện binh gần ba năm nay. Lần này chúng quyết tâm báo thù, khí thế rất hung hãn. Ta nên giữ vững thành, không nên ra đánh với chúng”.

Câu Tiễn không đồng ý, mang đại quân ra quyết chiến. Quân hai nước giao chiến một trận lớn ở vùng Thái Hồ, quân Việt quả nhiên đại bại.

Việt Vương Câu Tiễn dẫn năm ngàn tàn binh bại tướng chạy về đến Cối Kê, bị quân Ngô vây chặt. Câu Tiễn không tìm ra biện pháp gì, liền nói với Phạm Lãi: “Ta rất hối hận đã không nghe theo lời ngươi. Bây giờ đến tình cảnh này, phải làm thế nào đây?”.

Phạm Lãi nói: “Phải mau cầu hoà thôi”.

Câu Tiễn phái Văn Chủng sang trại quân Ngô xin hoà. Văn Chủng tâu xin với Phù Sai cho Câu Tiễn đầu hàng. Phù Sai toan đồng ý, nhưng Ngũ Tử Tư kiên quyết phản đối.

Văn Chủng trở về, dò biết Bá Phỉ ở nước Ngô là kẻ tiểu nhân tham tài háo sắc, liền ngầm đưa một số mỹ nữ và châu ngọc sang biếu Bá Phỉ, nhờ hắn nói giúp với Phù Sai.

Nghe lời khuyên của Bá Phỉ, Ngô Vương Phù Sai bác ý kiến phản đối của Ngũ Tử Tư, đồng ý cho Câu Tiễn đầu hàng, nhưng yêu cầu Câu Tiễn phải thân tới nước Ngô. Văn Chủng về tâu lại với Câu Tiễn. Câu Tiễn trao mọi việc trong nước cho Văn Chủng, rồi cùng vợ và Phạm Lãi sang Ngô.

Untitled

Câu Tiễn đến nước Ngô. Phù Sai cho vợ chồng Câu Tiễn ỏ trong một gian nhà đá cạnh phần mộ của Hạp Lư, sai Câu Tiễn nuôi ngựa, còn Phạm Lãi làm công việc của nô lệ. Mỗi lần Phù Sai đi xe, Câu Tiễn phải dắt ngựa hầu. Cứ như thế trong hai năm, Phù Sai cho rằng Câu Tiễn đã thực bụng quy thuận liền cho Câu Tiễn về nước.

Về tới nước Việt, Câu Tiễn lập chí báo thù rửa hận. Ông sợ cuộc sống an nhàn làm tiêu tan mất chí khí, liền treo một cái mật đang ở nơi ăn cơm, trước mỗi bữa ăn, đều nếm một chút mật đắng, rồi tự hỏi mình: “Nhà ngươi có quên mối nhục ở Cối Kê không?” Ông ta còn bỏ chiếu dùng cỏ cây làm đệm nằm. Việc đó được người đời sau gọi là “Nằm gai nếm mật”.

Để làm cho nước Việt giàu mạnh, Câu Tiễn tự mình tham gia cày bừa, bảo vợ tự dệt vải để khuyến khích dân chúng đẩy mạnh sản xuất. Vì nước Việt lâm vào họa mất nước, nhân khẩu giảm nhiều ông ta liền đề ra chế độ khuyến khích sinh đẻ. Mặt khác, Câu Tiễn trao cho Văn Chủng quản lý việc lớn quốc gia, cho Phạm Lãi huấn luyện quân đội, bản thân khiêm tốn nghe theo ý kiến của mọi người, chú trọng cứu tế cho dân nghèo. Nhân dân toàn quốc đều dốc sức để đưa đất nước bị đè nén đó nhanh chóng trở thành cường quốc.

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Phạm Lãi và Văn Chủng

Phạm Lãi và Văn Chủng

Việt Vương Câu Tiễn chỉnh đốn chính sự, khuyến khích sản xuất, làm cho thế nước dần dần giàu mạnh lên. Ông liền cùng hai đại phu là Văn Chủng và Phạm Lãi bàn bạc về kế hoạch đánh Ngô. Lúc đó, Ngô Vương Phù Sai vì đã được làm bá chủ nên trở thành kiêu căng, […]

Tôn Vũ (Tôn Tử) nhà quân sự kiệt xuất

Tôn Vũ (Tôn Tử) nhà quân sự kiệt xuất

Tôn Vũ là nhà quân sự kiệt xuất thời cổ đại Trung Quốc. Tự là Trường Khanh, người đời sau tôn xưng là Tôn Tử hoặc Tôn Vũ Tử, sinh tại Lạc An, nay là huyện Huệ Dân tỉnh Sơn Đông Trung Quốc, xưa thuộc nước Tề. Không có tư liệu nào về năm sinh […]

Chu Bình Vương: Cơ Ý Cữu

Chu Bình Vương: Cơ Ý Cữu

Chu Bình Vương tên thật là Cơ Ý Cữu (một số tài liệu tên là Cơ Nghi Cữu). Ông là con trai của Chu U Vương. U Vương bị giết, ông ta được giúp làm vua. Trị vì 51 năm, chết ở Lac An (nay thuộc thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam) mai táng […]

Chu Hoàn Vương: Cơ Lâm

Chu Hoàn Vương: Cơ Lâm

Chu Hoàn Vương tên thật là Cơ Lâm, là cháu của Chu Bình Vương, kế vị sau khi Bình Vương chết. Trị vì 23 năm, bị bệnh chết, táng trên núi Hoàn Dương huyện Mãnh Trì tỉnh Hà Nam. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 697 TCN * Cơ Lâm là con trai của […]

Chu Định Vương: Cơ Du

Chu Định Vương: Cơ Du

Chu Định Vương tên thật là Cơ Du là con của Chu Khuông Vương, kế vị sau khi Khuông Vương chết, trị vì 21 năm. Tháng 11/586 TCN bị ốm chết, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 586 TCN * Thời gian Cơ Du trị vì, triều Chu […]

Chu Trang Vương: Cơ Đà

Chu Trang Vương: Cơ Đà

Chu Trang Vương tên thật là Cơ Đà, là con trai cả của Chu Hoàn Vương, kế vị sau khi Hoàn Vương chết. Trị vì 15 năm, mai táng ở đâu không rõ. Nam sinh, năm mất: ? TCN – 682 TCN * Năm thứ ba, sau khi Cơ Đà lên kế vị, (694 TCN) […]

Chu Ly Vương: Cơ Hồ Tề

Chu Ly Vương: Cơ Hồ Tề

Chu Ly Vương tên thật là Cơ Hồ Tề, là con trai của Chu Trang Vương, kế vị sau khi Trang Vương chết, trị vì được 5 năm, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 677 TCN *Thời Trang Vương trị vì, Cơ Hồ Tề được lập làm thái […]

Chu Huệ Vương: Cơ Lãng

Chu Huệ Vương: Cơ Lãng

Chu Huệ Vương tên thật là Cơ Lãng. Ông là con trai của Chu Ly Vương, kế vị sau khi Chu Ly Vương chết, trị vì 25 năm, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 652 TCN * Mùa thu năm thứ hai (675 TCN) sau khi Cơ Lãng […]

Chu Tương Vương: Cơ Trịnh

Chu Tương Vương: Cơ Trịnh

Sau khi Chu Huệ Vương chết, Cơ Trịnh lo lắng Tử Đế tranh chấp ngôi vị nên bí mật phát tang và sai người tới Tề Hoàn Công nhờ giúp đỡ. Tề Hoàn Công lập tức triệu tập đại hội sứ giả ở đất Thao (phía Tây huyện Quyên Thánh tỉnh Sơn Đông), tuyên bố […]

Chu Khoảng Vương: Cơ Nhậm Cự

Chu Khoảng Vương: Cơ Nhậm Cự

Chu Khoảnh Vương tên thật là Cơ Nhậm Cự, là con của Chu Tương Vương, kế vị sau khi Tương Vương chết. Trị vì 6 năm, bị bệnh chết, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 613 TCN * Khi Cơ Nhậm Cự lên kế vị, nền tài chính […]

Chu Khuông Vương: Cơ Ban

Chu Khuông Vương: Cơ Ban

Chu Khuông Vương tên thật là Cơ Ban, là con của Chu Khoảnh Vương, kế vị sau khi Khoảnh Vương chết, trị vị được 6 năm, bị bệnh chết, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 607 TCN * Thời Cơ Ban trị vì triều Chu không phát sinh […]

Chu Giản Vương: Cơ Di

Chu Giản Vương: Cơ Di

Chu Giản Vương tên thật là Cơ Di, là con của Chu Định Vương, kế vị sau khi Định Vương chết. Trị vì 14 năm, bị ốm chết, mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 572 TCN * Thời Cơ Di trị vì, triều Chu không phát sinh chuyện […]

Chu Linh Vương: Cơ Tiết Tâm

Chu Linh Vương: Cơ Tiết Tâm

Chu Linh Vương tên thật là Cơ Tiết Tâm con của Chu Giản Vương, kế vị sau khi Giản Vương chết. Vì thương con nhỏ chết yểu nên đau khổ mà chết, mai táng ở núi Chu (nay là núi Ba Đình nước Tây Nam thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam), một chuyện khác […]

Chu Cảnh Vương: Cơ Quý

Chu Cảnh Vương: Cơ Quý

Chu Cảnh Vương tên thật là Cơ Quý. Ông là con thứ hai của Chu Linh Vương. Kế vị sau khi Linh Vương chết. Trị vì 25 năm, bị ốm chết, mai táng ở Địch Tuyền (nay thuộc thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam). Năm sinh, năm mất: ? TCN – 520 TCN Cơ […]

Chu Điếu Vương: Cơ Mãnh

Chu Điếu Vương: Cơ Mãnh

Chu Điếu Vương tên thật là Cơ Mãnh, là con thứ ba của vợ cả Chu Cảnh Vương, kế vị sau khi Cảnh Vương chết. Trị vì 6 tháng thì ốm chết, mai táng ở đâu không rõ. Nam sinh, năm mất: ? TCN – 520 TCN Thời Cảnh Vương trị vì, anh trưởng của […]

Chu Vương Tử: Cơ Triều

Chu Vương Tử: Cơ Triều

Chu Vương Tử tên thật là Cơ Triều. Chu Cảnh Vương sủng ái con cả của vợ lẽ là Cơ Triều, sau khi Cảnh Vương chết, Chu Điếu Vương lên kế vị, Cơ Triều đã làm loạn. Điếu Vương chết, Kính Vương kế vị. Cơ Triều lại đuổi Kính Vương, tự mình lên ngôi. Sau […]

Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm
Tết hàn thực

19 tháng 4 năm 2026

Xem thêm
Lễ phật đản

31 tháng 5 năm 2026

Xem thêm