Âm mưu ở Sa Khâu

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Lịch sử Trung Quốc năm 210 trước Công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng đi tuần du ở dải Đông nam, đi cùng ông, có thừa tướng Lý Tư và hoạn quan Triệu Cao. Con của Tần Thuỷ Hoàng là Hồ Hợi xin đi theo. Thường ngày, Tần Thuỷ Hoàng rất quí Hồ Hợi, nên đồng ý cho đi.

Tần Thuỷ Hoàng vượt qua sông Tiền Đường, đến quận Côi Kê, rồi lại quay lên bắc, đến Lang Nha (nay ở huyện Giao Nam, Sơn Đông). Ra đi từ mùa đông, tới mùa hạ mới trở về. Trên đường về, ông cảm thấy trong mình không được khoẻ, đến Bình Nguyên Tân (nay ở phía nam huyện Bình Nguyên, Sơn Đông) thì ốm nặng. Quan ngự y xem bệnh cho thuốc, nhưng không công hiệu.

Đến Sa Khâu (nay ở phía Tây huyện Quảng Tông, Hà Bắc) bệnh ngày càng nặng. Ông ta biết không thể qua khỏi, liền dặn dò Triệu Cao: “Mau viết thư cho Phù Tô, gọi Phù Tô về ngay Hàm Dương, vạn nhất ta mất đi, để Phù Tô chủ trì tang lễ”.

Thư viết xong, chưa kịp gửi sứ giả mang đi, thì Tần Thuỷ Hoàng mất.

Thừa tướng Lý Tư và Triệu Cao bàn nhau: “ở đây cách Hàm Dương rất xa, trong một hai ngày không thể về kịp, lỡ tin tức về việc hoàng đế mất tiết lộ ra thì trong ngoài có thể phát sinh biến loạn, không bằng tạm thời giữ bí mật, chưa phát tang, đến Hàm Dương sẽ hay”.

Bọn họ để thi thể Tần Thuỷ Hoàng trong xe, đóng cửa, buông rèm để người ngoài không nhìn thấy. Ngoài Hồ Hợi, Lý Tư, Triệu Cao và năm sáu thị vệ, các đại thần khác không ai biết Tần Thuỷ Hoàng đã chết. Xe vẫn theo thường lệ, đi về Hàm Dương. Đến mỗi địa phương, bá quan văn võ vẫn đứng ngoài xe tấu trình công việc.

Lý Tư bảo Triệu Cao mau cử người mang thư đi, gọi công tử Phù Tô về Hàm Dương. Triệu Cao là tâm phúc của Hồ Hợi, lại có thù với Mông Điềm. Y liền ngầm bàn với Hồ Hợi, chuẩn bị làm giả di chúc của Tần Thuỷ Hoàng, hạ lệnh giết Phù Tô, truyền đế vị cho Hồ Hợi. Hồ Hợi tất nhiên sung sướng đồng ý.

Triệu Cao biết muốn làm việc đó thì nhất định phải được sự tán thành của Lý Tư, liền trao đổi với Lý Tư: “Hiện nay di chiếu và ngọc tỉ của Hoàng Thượng đều ở trong tay Hồ Hợi. Việc quyết định ai là người tiếp thu đế vị hoàn toàn phụ thuộc hai người chúng ta. Ông thấy thế nào?”

Lý Tư giật mình nói: “Sao ông dám nói lời đại nghịch đó? Đó không phải là việc mà các bầy tôi chúng ta có thể làm”.

âm mưu ở Sa Khâu

Triệu Cao nói: “Ông chớ vội. Tôi hỏi ông: tài năng của ông có bằng Mông Điềm không? Công lao của ông có bằng Mông Điềm không? Quan hệ giữa ông và Phù Tô có bằng được Mông Điềm không?”

Lý Tư lặng người một lát, rồi nói: “Tôi không thể bằng ông ta”.

Triệu Cao nói: “Nếu Phù Tô lên ngôi hoàng đế, thì nhất định ông ta sẽ cử Mông Điềm làm thừa tướng. Tới lúc đó, ông chỉ có một con đường là từ chức về quê. Đó là việc rất rõ ràng. Công tử Hồ Hợi là người có tâm địa tốt, đối đãi với mọi người chu đáo. Nếu Hồ Hợi làm hoàng đế thì ông và tôi sẽ vinh hoa phú quí suốt đời. Ông thử nghĩ xem”.

Nghe Triệu Cao vừa đe dọa vừa dụ dỗ, Lý Tư cũng thấy nếu để Phù Tô làm hoàng đế thì mình khó giữ được chức vị thừa tướng, liền đồng mưu với Hồ Hợi và Triệu Cao, làm giả chiếu thư gửi Phù Tô. Trong chiếu thư nói Phù Tô đã không có công lao gì, lại oán giận phụ hoàng, còn tướng Mông Điềm đồng mưu với Phù Tô, phải cùng tự sát với Phù Tô, trao lại binh quyền cho Vương Ly.

Phù Tô nhận được chiếu thư giả, khóc lóc toan tự sát. Mông Điềm nghi ngờ đó là chiếu thư giả đề nghị Phù Tô về minh oan với Tần Thuỷ Hoàng. Phù Tô là ngưòi thực thà, nói: “Cha đã bắt con chết, có gì mà minh oan nữa”. Liền đâm cổ tự sát. Mông Điềm không biết làm thế nào, đành tự sát theo.

Triệu Cao và Lý Tư vội vàng thúc xe đi gấp về Hàm Dương. Lúc đó, đang giữa mùa hè. thời tiết nóng nực, qua mấy ngày, thi thể Tần Thuỷ Hoàng rữa nát, bốc mùi hôi thối.

Triệu Cao cử người đi mua rất nhiều cá muối, xếp lên các xe, làm mùi cá muối át đi mùi hôi thối của thi thể Tần Thuỷ Hoàng.

Đến Hàm Dương, bọn chúng mới công bố tin tức về cái chết của Tần Thuỷ Hoàng, tổ chức tang lễ và công bố di chiếu giả, cử Hồ Hợi lên nối ngôi hoàng đế. Đó tức là Tần Nhị Thế.

Nhị Thế và Triệu Cao, sau khi chôn cất Tần Thuỷ Hoàng, rất lo sợ mưu gian bại lộ. Theo lời xúi giục của Triệu Cao, Nhị Thế liền ghép tội chết cho mười hai công tử và mười công chúa, những đại thần có liên quan nhiều không tính xuể. Một năm sau, Triệu Cao lại dùng quỉ kế xúi Nhị Thế bắt giam và giết kẻ đồng mưu là Lý Tư. Triệu Cao lên làm thừa tướng, một mình nắm trọn đại quyền.

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Tần Thủy Hoàng: Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc

Tần Thủy Hoàng: Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc

Tần Thủy Hoàng tên là Doanh Chính, sinh vào tháng giêng năm thứ 48 đời Tần Chiêu Vương, tại Hàm Đan. Năm 13 tuổi đăng cơ làm Tần Vương, do trọng phụ Lã Bất Vi nhiếp chính. Sau khi đích thân trị vì, tiêu diệt sáu nước, xưng là Thủy Hoàng Đế, tức vị hoàng […]

Cuộc hành thích ở Bác Lãng Sa

Cuộc hành thích ở Bác Lãng Sa

Tần Thuỷ Hoàng biết rằng, tuy đã diệt sáu nước, những quí tộc cũ của sáu nước lúc nào cũng muốn nổi dậy để chống lại ông. Vì vậy, ông hạ lệnh cho mười hai vạn hộ giàu có trong cả nước phải tập trung về Hàm Dương để dễ dàng giám sát, lại hạ […]

Cuộc khởi nghĩa ở làng Đại Trạch

Cuộc khởi nghĩa ở làng Đại Trạch

Để chống lại Hung Nô, Tần Thủy Hoàng cho xây dựng Vạn lý trường thành, phái ba mươi vạn quân và trưng tập rất nhiều dân phu, số lượng có lúc lên tới mấy chục vạn, để mở mang phương nam, ông ta lại huy động ba mươi vạn quân dân. Ngoài ra, còn dùng […]

Lưu Bang và Hạng Vũ

Lưu Bang và Hạng Vũ

Lịch sử Trung Quốc ghi chép lại sau khi Trần Thắng, Ngô Quảng khởi nghĩa, nhân dân các nơi rầm rộ vùng lên giết quan lại, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa. Không bao lâu làn sóng nổi dậy của nông dân dâng trên quá nửa nước Trung Hoa. Trần Thắng điều binh khiển tướng đi tiếp ứng cho các […]

Trận đại chiến ở Cự Lộc

Trận đại chiến ở Cự Lộc

Lịch sử Trung Quốc ghi chép lại sau khi chỉnh đốn lại quân đội Hạng Lương đánh thắng liền mấy trận, đánh bại đại tướng Chương Hàm của Tần. Hạng Vũ, Lưu Bang dẫn cánh quân khác, giết được tướng Lý Do. Sau khi thắng trận, Hạng Lương tỏ ra kiêu ngạo, không coi quân Tần ra gì, […]

Lưu Bang vào Hàm Dương

Lưu Bang vào Hàm Dương

Lịch sử Trung Quốc ghi chép lại sau khi quân Tần thua ở Cự Lộc, nhưng Chương Hàm vẫn còn hơn hai mươi vạn quân đóng ở Cúc Nguyên. Ông ta tâu về triều, xin viện binh. Nhị Thế và Triệu Cao không những không cử quân tới cứu, còn kể tội Chương Hàm Chương Hàm sợ Triệu Cao […]

Cách Thủy Hoàng đối xử với đạo Nho, bách gia và bọn phương sĩ

Cách Thủy Hoàng đối xử với đạo Nho, bách gia và bọn phương sĩ

Năm thứ 33, Tần Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ. Ở phía tây bắc, đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung […]

Tần Nhị Thế: Hồ Hợi

Tần Nhị Thế: Hồ Hợi

Tần Nhị Thế tên hiệu là Hồ Hợi, con thứ 18 của Tần Thủy Hoàng, tuổi Mùi. Tính cách ngu si, dốt nát, tham lam, là một nhân vật có số phận bi thảm. Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Lý Tư cấu kết với Triệu Cao lập Hồ Hợi làm hoàng đế, vì một […]

Tần Trang Tương Vương: Doanh Dị Nhân

Tần Trang Tương Vương: Doanh Dị Nhân

Tần Trang Tương Vương tên thật là Doanh Dị Nhân, con của Tần Hiếu Văn Vương, lên kế kị sau khi cha chết. Tần Trang Tương Vương trị vì được 3 năm, bị ốm chết mai táng ở đất Thái. Năm sinh, năm mất: ? TCN – 247 TCN Vào những năm trẻ tuổi, Doanh […]

Tử Nhi

Tử Nhi

Tử Nhi, ông ta là cháu của Tần Thủy Hoàng, cháu họ của Hồ Hợi. Lên kế vị sau khi Hồ Hợi tự vẫn. Trị vì được 46 ngày. Quân của Lưu Bang tấn công đến Bá Thượng, Tử Nhi phải đầu hàng. Về sau bị Hạng Vũ giết ở Hàm Dương, mai táng ở […]

Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm
Tết hàn thực

19 tháng 4 năm 2026

Xem thêm
Lễ phật đản

31 tháng 5 năm 2026

Xem thêm
Tết đoan ngọ

19 tháng 6 năm 2026

Xem thêm