Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.
Công đoàn Việt Nam là gì?
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” (Trích: Điều 10 Hiến pháp 2013 – Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam).
Vị trí của Công đoàn Việt Nam
Vị trí của Công đoàn là địa vị của Công đoàn trong hệ thống chính trị – xă hội, là mối quan hệ của Công đoàn với các tổ chức đó.
Vị trí của Công đoàn Việt Nam được Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam và toàn thể công nhân, viên chức, lao động thừa nhận.
Mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam
- Công đoàn Việt nam là sợi dây nối liền giữa Đảng với giai cấp công nhân, với toàn thể người lao động.
Mối quan hệ giữa Công đoàn và Đảng Cộng sản trong chặng đầu quá độ lên chủ nghĩa xă hội ở nước ta thể hiện: Vai tṛ lănh đạo của Đảng đối với Công đoàn, mặt khác thể hiện trách nhiệm của Công đoàn trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, và tham gia xây dựng Đảng.
- Công đoàn hoạt động không thể thiếu sự lănh đạo của Đảng v́ Đảng là bộ phận tiên phong nhất, tích cực nhất của giai cấp công nhân. Sự lănh đạo của Đảng đối với Công đoàn được h́nh thành trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam. Dưới sự lănh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam đă tham gia tích cực trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong cách mạng xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Đảng lănh đạo Công đoàn bằng đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đại hội, Nghị quyết của cấp uỷ Đảng. Công đoàn Việt Nam với chức năng của ḿnh triển khai đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đảng thành chương tŕnh công tác của tổ chức ḿnh.
- Đảng lănh đạo Công đoàn thông qua phát huy vai tṛ của từng đảng viên trong tổ chức Công đoàn các cấp.
- Đảng tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của tổ chức Công đoàn, không can thiệp, không g̣ ép cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn. Đảng chỉ giới thiệu những đảng viên là đoàn viên ưu tú để Công đoàn xem xét, tín nhiệm bầu vào Ban lănh đạo Công đoàn các cấp thông qua Đại hội.
- Tính độc lập về mặt tổ chức của Công đoàn có nghĩa là: Công đoàn xây dựng tổ chức và hoạt động phù hợp với điều lệ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp. Cần tránh nhận thức sai lầm về sự lănh đạo của Đảng đối với Công đoàn là sự can thiệp trực tiếp của Đảng vào công việc của Công đoàn. Đảng không gán ghép cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn, mà Đảng chỉ giới thiệu những Đảng viên tốt để Đại hội Công đoàn lựa chọn và bầu vào các cương vị lănh đạo Công đoàn. Đồng thời không được đồng nhất tính độc lập về mặt tổ chức của Công đoàn với sự “biệt lập”, “trung lập”, “đối lập”, “tách biệt” của Công đoàn với Đảng dẫn đến xa rời sự lănh đạo của Đảng đối với Công đoàn; Nếu nhằm lẫn sẽ dẫn đến sự lệch lạc mục tiêu hoạt động và không c̣n đúng bản chất của Công đoàn cách mạng.
- Đảng kiểm tra Công đoàn thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng.
Trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam đối với Đảng
- Công đoàn là người tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chế độ chính sách và Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng công nhân, viên chức và lao động, đồng thời vận động tổ chức cho công nhân, viên chức và lao động thực hiện nghiêm túc.
- Công đoàn thường xuyên tổ chức cho quần chúng tham gia góp ư xây dựng Đảng với tinh thần thẳng thắn, chân t́nh trung thực và xây dựng.
- Công đoàn thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện công nhân, viên chức và lao động, từ để lựa chọn, giới thiệu những đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, nhằm bổ sung, tăng cường thành phần công nhân trong Đảng.
- Công đoàn nắm những tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc của quần chúng công nhân, viên chức, lao động phản ánh với Đảng, để Đảng nghiên cứu đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng công nhân, viên chức lao động.
Mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Nhà nước
- Dưới chủ nghĩa xă hội mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Nhà nước là mối quan hệ b́nh đẳng, hợp tác, tôn trọng, phối hợp chặt chẽ với nhau trong các mặt hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chung là: “Dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
- Nhà nước luôn tạo cho tổ chức Công đoàn về điều kiện vật chất, ban hành các văn bản pháp lư tạo cơ sở pháp lư cho Công đoàn hoạt động. Giữa Công đoàn và Nhà nước không có sự đối lập.
- Công đoàn Việt Nam luôn cộng tác đắc lực với Nhà nước, góp phần xây dựng chính quyền Nhà nước không ngừng lớn mạnh. Công đoàn là người cung cấp, bồi dưỡng, rèn luyện những cán bộ ưu tú cho Đảng và Nhà nước.
Vai trò của Công đoàn Việt Nam.
Nói vai trò của tổ chức là nói đến sự tác động của tổ chức đó đến tiến tŕnh phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xă hội và tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển.
Khi chưa giành được chính quyền
Công đoàn có vai trò là trường học đấu tranh giai cấp, Công đoàn vận động, tổ chức công nhân, lao động đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, bảo vệ quyền, lợi của công nhân, lao động. Cuộc đấu tranh của Công đoàn ngày càng phát triển, từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị với mục đích lật đổ giai cấp thống trị xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân.
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xă hội chủ nghĩa, vai tṛ của Công đoàn Việt nam ngày càng khẳng định.
Hiến pháp nước Công hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) chương I. Điều 10 đă ghi rơ: “Công đoàn là tổ chức chính trị – xă hội của giai cấp công nhân và của người lao động. Cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xă hội chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động khác, tham gia quản lư Nhà nước và xă hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Luật Công đoàn đă được Quốc hội nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua (tại kỳ họp thứ 7 khoá VIII ngày 30/6/1990) đă khẳng định: “Công đoàn là tổ chức chính trị – xă hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xă hội Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xă hội của người lao động”.
Thực tế, trong chặng đường lịch sử của đất nước những năm qua, Công đoàn Việt Nam đă trưởng thành nhanh chóng, thể hiện rơ vai tṛ của ḿnh đối với xă hội, Công đoàn đă thu hút, vận động giáo dục, tổ chức công nhân, viên chức và lao động tham gia tích cực vào công cuộc cách mạng. Trong các lĩnh vực của đời sống xă hội (kinh tế, chính trị, xă hội, văn hoá và tư tưởng), Công đoàn đă tỏ rơ sự tham gia tích cực, tác động mạnh mẽ của ḿnh thông qua hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, ngành, cơ sở, thông qua lực lượng đoàn viên, Công nhân, viên chức và lao động đă đạt được những thành tựu to lớn góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Vai trò của Công đoàn Việt Nam thể hiện trong các lĩnh vực:
Trong lĩnh vực chính trị
Công đoàn có vai tṛ to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị – xă hội xă hội chủ nghĩa. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xă hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và v́ dân. Để đảm bảo sự ổn định về chính trị.
Trong lĩnh vực kinh tế
Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lư kinh tế nhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ. Góp phần củng cố những thành tựu kinh tế văn hoá và khoa học kỹ thuật đă đạt được trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai tṛ chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh. Đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, từng bước đưa kinh tế tri thức vào Việt Nam, góp phần nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, đóng vai tṛ chủ đạo.
Trong lĩnh vực văn hoá – tư tưởng
Trong nền kinh tế nhiều thành phần Công đoàn phát huy vai tṛ của ḿnh trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Trong lĩnh vực xă hội
Công đoàn có vai tṛ trong tham gia xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao tŕnh độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, tŕnh độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, có nhăn quan chính trị, thực sự là lực lượng ṇng cốt của khối liên minh công – nông – trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo vai tṛ lănh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.
Chức năng nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam
Vai trò và chức năng của Công đoàn có mối liên hệ khăng khít với nhau. Từ tính chất, vị trí, vai tṛ sẽ xác định chức năng Công đoàn và khi thực hiện tốt chức năng sẽ làm cho vai tṛ Công đoàn ngày càng củng cố và nâng cao.
Chức năng Công đoàn mang tính khách quan, nó tồn tại không phụ thuộc vào ư chí, nguyện vọng của mỗi đoàn viên, nó được xác định bởi tính chất, vị trí và vai tṛ của tổ chức Công đoàn.
Không ai có thể tuỳ tiện gắn cho Công đoàn những chức năng không phù hợp với bản chất.
Song, cũng không nên cố định một cách cứng nhắc chức năng Công đoàn. Cùng với sự phát triển của xă hội, chức năng Công đoàn cũng phát triển, ở mỗi một điều kiện lịch sử – xă hội khác nhau, Công đoàn thực hiện những chức năng khác nhau và nó luôn luôn được bổ sung những nội dung mới, ư nghĩa mới. Đồng thời sự phát triển chức năng không có nghĩa là phủ định, rũ bỏ các chức năng đă có của Công đoàn. Vì vậy, cần hiểu đúng để tránh sự tŕ trệ, bảo thủ, đồng thời tránh sa vào tư tưởng nóng vội, phủ định một cách vô căn cứ những chức năng của Công đoàn.
Các chức năng của Công đoàn gắn chặt với các mặt hoạt động của đời sống xă hội: Sản xuất – kinh doanh, quản lư, kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá – xă hội, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Chức năng của Công đoàn trong chủ nghĩa xă hội khác hẳn về chất so với chức năng của Công đoàn trong chủ nghĩa tư bản, có sự khác nhau đó là do sự thay đổi vị trí, vai tṛ của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong xă hội quyết định.
Ngày công đoàn việt nam năm 2021 là ngày bao nhiêu? Lễ kỉ niệm 92 năm ngày thành lập công đoàn việt nam là ngày bao nhiêu?
Vào ngày 29 tháng 7 năm 2021 (dương lịch) – tức là ngày 09 tháng 06 năm 2021 (âm lịch)
Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.