Sơ lược các Vương triều thời Cổ vương quốc Ai Cập

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Thời Cổ vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại, bao gồm các vương triều từ thứ III đến thứ VI (khoảng 2900 – 2300 năm TCN) là thời kì hình thành và củng cố nhà nước trung ương tập quyền. Đây cũng là thời kì phát triển thịnh đạt đầu tiên về các mặt kinh tế, văn hóa và chính trị – quân sự của Ai Cập. Các vương triều I và II trước đó thuộc về thời kỳ Tảo vương quốc.

Qua bảng phổ hệ của Manêtôn, người ta có thể biết khá đầy đủ tên của các Pharaông thuộc 4 vương triều này, nhưng lại không biết được gì nhiều về những chính sách đối nội hay đối ngoại của phần lớn các ông vua này.

Vương triều thứ III

Vương triều thứ III (2778 – 2723 TCN) được mở đầu bằng ông vua có tên là Giêse (Djeser). Sau khi đã hoàn thành việc thống nhất Ai Cập, các Pharaông thuộc vương triều III và IV liên tiếp mở các cuộc tấn công xâm lược sang các vùng Nubi và Xinai nhằm mở rộng lãnh thổ và cướp bóc tài sản. Trong suốt thời kì thống trị của mình, Giêse đã nhiều lần tiến quân ra vùng Đông Bắc và miền Nam Ai Cập. Cạnh một mỏ đồng trên bán đảo Xinai còn giữ lại được một bức phù điêu, miêu tả cảnh Giêse chiến thắng các bộ tộc người bản xứ. Một tài liệu cổ văn cũng cho biết, Giêse đã tặng cho đền thờ thần Hnuma ở Ele-Elêphantina một khu đất thuộc Nubi mà người Ai Cập mới chiếm được. Chính sách xâm lược đó của Giêse còn được tiếp tục cho đến đời Pharaông cuối cùng của vương triều này là Huni.

Vương triều thứ IV

Người mở đầu cho Vương triều thứ IV (2723 – 2563 TCN) là Snephru (Xanphara) không chỉ thừa kế ngai vàng mà còn thừa kế cả chính sách bành trướng, xâm lược của các Pharaông vương triều trước. Snephru đã đem quân tấn công khu mỏ đồng ở Xinai và vùng miền Nam Ai Cập. Bản cổ văn khắc trên đá Palerm cho biết khi đánh Nubi, Snephru đã bắt về 7.000 tù binh và 200.000 súc vật. Pharaông Kuphu (Kêốp) cũng đã nhiều lần tấn công sang bán đảo Xinai. Trên vách đá gần Vađi – Marhara còn giữ lại bức phù điêu miêu tả cảnh chiến thắng của ông vua này trong cuộc chiến tranh với dân bản địa.

Trong chính sách đối nội, các Pharaông thuộc Vương triều III và IV ra sức củng cố chính quyền trung ương tập quyền. Một trong những biểu hiện sức mạnh và quyền lực vô hạn của chính quyền Pharaông là việc xây dựng các công trình Kim tự tháp. Hầu như các đời Pharaông của hai vương triều này đều xây cho mình một Kim tự tháp với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Pharaông đầu tiên của Vương triều III là Giêse xây Kim tự tháp của mình ở Xackara. Đó là một ngôi tháp 6 tầng, cao 60m. Lớn nhất là hai ngọn Kim tự tháp ởờ Đaksura (cao 99m) và Kim tự tháp của Kuphu (Kêốp) cao tới 146m. Đây cũng là những Kim tự tháp hùng vĩ nhất trong số các Kim tự tháp còn lại đến nay trên đất Ai Cập. Hàng vạn người đã bị bắt đi làm khổ sai trong những công trình “thế kỉ” này và nhiều người trong số họ đã phải vùi thây trong cát bỏng của sa mạc. Chỉ có một chính quyền chuyên chế hùng mạnh mới có thể huy động nổi ngần ấy sức người, sức của phục vụ cho chiến tranh và các công trình xây dựng, đồng thời mới đủ sức trấn áp nổi sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo.

Vương triều thứ V & VI

Theo truyền thuyết, ông vua sáng lập ra vương triều V (2563 – 2423 TCN) là con của một nữ tu sĩ với thần Ra – thần Mặt Trời. Thế là quyền lực vô hạn của các Pharaông đã được thần thánh hóa. Như thế, các Pharaông của hai vương triều V và VI (2423 – 2263 TCN) càng có điều kiện kế tục một cách xuất sắc chính sách đối nội và đối ngoại của các bậc tiền bối của mình. Điođor có kể lại rằng vào thời kì cuối của vương triều IV, nhân dân đã nổi dậy và “ném xác của các Pharaông ra khỏi Kim tự tháp” của họ. Có thể ông vua đầu tiên của vương triều V đã lên ngôi trong bối cảnh đó, sau khi đã đàn áp được sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo, rồi ông ta đã “viện” đến thần Ra để củng cố lòng tin trong dân chúng. Bóc lột và đàn áp nhân dân trong nước, ra sức củng cố chính quyền trung ương là một chính sách đối nội nhất quán mà các Pharaông của hai vương triều này đã theo đuổi.

Trong chính sách đối ngoại, hầu hết các Pharaông thời kì này đều tiến hành chiến tranh xâm lược các nước láng giềng như Libi, Nubi. Pharaông Ixexi (Vương triều V) tấn công sang vùng Xinai bằng cả quân thủy và quân bộ. Unis còn đưa quân sang tận Xiri. Các Pharaông Pepi I và II (thuộc Vương triều VI) đã nhiều lần viễn chinh sang Nubi và bán đảo Xinai. Trong bản cổ văn của ông quan trấn thành Una có miêu tả tỉ mỉ một cuộc viễn chinh rất lớn của quân Ai Cập sang vùng Palextin, họ đã chiến thắng và đã bắt tù binh ở đây về làm nô lệ như thế nào.

Sau các cuộc chiến tranh xâm lược liên tiếp này, kết quả là không chỉ những vùng xung quanh Ai Cập bị tàn phá nặng nề, mà còn làm cho chính thế lực của chính quyền Pharaông ngày càng suy yếu, dẫn tới thời kì phân liệt và cát cứ sau khi vương triều VI sụp đổ.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Sự xuất hiện xã hội có giai cấp ở Ai Cập

Sự xuất hiện xã hội có giai cấp ở Ai Cập

Những di tích văn hóa vật chất của thời kì Cổ vương quốc có thể giúp chúng ta hiểu một cách khái quát quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước ở Ai Cập vào đầu thiên kỉ IV TCN. Lúc này, cư dân ở lưu vực sông Nin đã sống […]

Sự phát triển của nền kinh tế Ai Cập thời Cổ vương quốc

Sự phát triển của nền kinh tế Ai Cập thời Cổ vương quốc

Sự thống nhất Ai Cập thành một quốc gia rộng lớn là điều kiện hết sức thuận lợi cho nền kinh tế đất nước phát triển. Điều đó được biểu hiện trước hết trong công tác thủy lợi. Thủy lợi được chú trọng Ngay từ thời Mênét, người Ai Cập đã tiến hành xây dựng các […]

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thống nhất

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thống nhất

Sau gần 600 năm phát triển hưng thịnh, nhà nước Ai Cập thống nhất bắt đầu suy yếu dần từ vương triều VI trở đi. Sự phát triển hưng thịnh đó dựa trên sức mạnh của một chính quyền chuyên chế quân sự. Những cuộc chiến tranh liên miên của các vương triều đi xâm […]

Sự phát triển của các ngành kinh tế thời Trung vương quốc Ai Cập

Sự phát triển của các ngành kinh tế thời Trung vương quốc Ai Cập

Sự thống nhất lại Ai Cập dưới vương triều XI – XII là một nhân tố hết sức quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế ở trong nước. Ngành kinh tế chính của Ai Cập là nông nghiệp, sự phát triển của nó phần lớn phụ thuộc vào việc chính […]

Quan hệ xã hội và đấu tranh giai cấp ở thời Trung vương quốc

Quan hệ xã hội và đấu tranh giai cấp ở thời Trung vương quốc

Ở thời Trung vương quốc, xã hội Ai Cập càng phân hóa mạnh mẽ. Do sự phát triển của sản xuất ở trong nước và do chiến lợi phẩm của các cuộc chiến tranh xâm lược ngày càng nhiều nên của cải và số lượng nô lệ chiến tranh ngày càng tăng Iên. Vì thế, […]

Sự phát triển của sức sản xuất thời Tân vương quốc

Sự phát triển của sức sản xuất thời Tân vương quốc

Vẫn như trước đây, nền kinh tế Ai Cập thời Tân vương quốc dựa chủ yếu trên sự phát triển của ngành nông nghiệp tưới tiêu. Nhưng đến thời kì này, ngành nông nghiệp đã có bước phát triển mới. Bước tiến đó thể hiện trước hết trong kĩ thuật canh tác. Công cụ bằng […]

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thời Hậu kì vương quốc

Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thời Hậu kì vương quốc

Từ vương triều thứ XXI trở đi là thời Hậu kì vương quốc trong lịch sử Ai Cập. Đó là thời kì khủng hoảng, suy vong của nhà nước Ai Cập cổ đại, là thời kì phân liệt và loạn lạc trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Vào giữa thế kỉ X TCN, một […]

Văn tự Ai Cập cổ đại: Chữ tượng hình

Văn tự Ai Cập cổ đại: Chữ tượng hình

Cũng như các loại chữ viết cổ của người Sume, người Ấn Độ hay người Trung Quốc, văn tự cổ của người Ai Cập được hình thành từ những hình vẽ và các kiểu hoa văn có từ thời nguyên thủy. Về hình dạng, chữ Ai Cập lúc đầu rất giống với hình các sự […]

Văn học và nghệ thuật Ai Cập thời cổ đại

Văn học và nghệ thuật Ai Cập thời cổ đại

Văn học Ai Cập bắt nguồn từ các sáng tác dân gian, phát triển từ rất sớm, ngay từ giai đoạn đầu thời Cổ vương quốc. Đến thời Trung vương quốc, văn học phát triển mạnh và thời kì này được gọi là thời hoàng kim “cổ điển” của văn học Ai Cập. Về thể […]

Tôn giáo và triết học Ai Cập thời cổ đại

Tôn giáo và triết học Ai Cập thời cổ đại

Để nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng của người Ai Cập thời cổ đại, các sử gia hiện nay có trong tay nguồn tài liệu hết sức phong phú bao gồm các bản cổ văn, các di tích kiến trúc đền thờ, miếu mạo và cả những tranh tượng nghệ thuật nữa. Qua các […]

Sự tích lũy các tri thức khoa học thời Ai cập cổ đại

Sự tích lũy các tri thức khoa học thời Ai cập cổ đại

Do nhu cầu của đời sống kinh tế và xã hội, ở Ai Cập thời cổ đại đã xuất hiện những mầm mống của khoa học. Trong các bảng cổ văn, người ta thấy đã có từ “tri thức” và “người hiểu biết” để phân biệt với những người còn lại. Thiên văn Một trong […]

Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2025

Xem thêm
Lễ vu lan

6 tháng 9 năm 2025

Xem thêm
Tết hạ nguyên

29 tháng 11 năm 2025

Xem thêm
Lễ tất niên

17 tháng 2 năm 2026

Xem thêm